Lá vông nem là gì?
Lá vông nem là lá của cây vông nem, hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây vông, cây lá vông neem, dong nem, cây thích đồng bì hoặc cây hải đồng bì. Có tên khoa học là Erythrina orientalis thuộc họ nhà Fabaceae.
Đây là loại cây có rất nhiều tác dụng thần kì như: thúc đẩy quá trình làm lành các vết lở loét, trị phong thấp, trĩ, chữa mất ngủ rất hiệu quả,…
Trước đây, người ta gọi nó là lá vông, về sau, chúng thường được dùng để gói những miếng nem chúng ta hay ăn nên được gọi là lá vông nem.
Đặc điểm lá vông nem như thế nào?
Lá vông nem là lá của cây vông nem. Cây vông nem là loại cây thân gỗ, phân nhiều nhánh, có chiều dài khoảng từ 5m đến 10m, thân và cành của loài cây này có những chiếc gai ngắn, có hình nón.
Lá của cây thường mọc so le với 3 lá chét nhỏ tạo thành hình tam giác. Phần lá chét giữa thường có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hai lá chét bên cạnh. Hoa của loài cây này thường mọc thành từng chùm dày màu đỏ tươi. Quả của cây này có hình giống như một hạt đậu với phần giữa của quả thắt lại.
Hình ảnh cây vông nem
Phân bố, thu hoạch và chế biến lá vông nem
Loài cây thường phân bố nhiều ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanma và Campuchia. Tại nước ta, cây được trồng khá nhiều ở các tỉnh miền Nam.
Người ta thường thu hoạch lá của cây vông nem vào mỗi mùa xuân hằng năm. Lá vong nem sau khi được thu hoạch về sẽ được rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ các tạp chất bám vào lá của cây.
Sau khi trải qua quá trình loại bỏ các tạp chất có trong lá, người ta bắt đầu mang lá của cây đi phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Để bảo quản loại dược liệu này, bạn nên để ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao.
Thành phần hóa học của lá vông nem
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố, trong lá vong nem chứa nhiều hoạt chất thuộc alcaloid như: erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin, erythralin, erysonin, erythrinin.
Trong đó, hàm lượng hoạt chất erythranin và erythralin chiếm nhiều nhất. Ngoài các hoạt chất alcaloid trên trong lá của cây vong nem còn có một số các hoạt chất khác như: tanin, mygarin và flavonoid.
Lá vông có tác dụng gì?
Lá vong nem có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Phổ biến nhất là công dụng chữa mất ngủ, trị bệnh trĩ hiệu quả. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ loại thảo dược đa công dụng này.
Lá vông có tác dụng gì?
Vậy tác dụng của lá vông nem có thực sự thần kỳ như vậy không? Dưới đây là một số tác dụng của lá vông nem được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận. Theo khoa học hiện đại thì lá vông nem có các tác dụng sau:
Lá vông có tác dụng giúp tăng sự co bóp của các cơ
Nhờ cuộc thí nghiệm vào năm 2001, khi tiêm 10% nước sắc của lá vông nem vào những con ếch. Sau 5 phút khi tiêm các nhà khoa học nhận thấy cơ chân của những con ếch bắt đầu vo cứng và phần cơ ở trực tràng bắt đầu thắt lại.
Lá vông có tác dụng giúp chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt thường có các dấu hiệu bất thường như: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn không đều có thể kéo dài ngắn hoặc dài, lượng máu ra nhiều hay ra ít. Tất cả các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể gặp chứng rối loạn kinh nguyệt.
Theo Y Học cổ truyền thì lá vông có tính vị ấm, thông mạch có thể điều hoà lại kinh nguyệt. Các hoạt chất sẽ giúp lưu thông máu thuận lợi và hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra, thảo dược còn giúp ngăn ngừa các chịu chứng đau bụng kinh, co thắt tại tử cung,…
Tác dụng của lá vông chữa mất ngủ
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ và Trung Quốc, lá vong nem có tác dụng làm giảm sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Nhờ các thành phần hoạt chất thuộc alcaloid có trong lá cây vông nem, giúp bạn thư giãn và kéo dài giấc ngủ sau nhũng ngày làm việc hoặc học tập căng thẳng.
Lá vông nem có tác dụng chữa mất ngủ
Lá vông nem có tác dụng giúp ức chế một số tụ cầu khuẩn
Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc thí nghiệm như sau: Sử dụng một ít nước sắc của lá cây vông nhỏ vào các tụ cầu vị khuẩn gây bệnh ngoài da. Sau khoảng 3 phút, khi quan sát lại tất cả các tụ cầu khuẩn, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên, hơn 90% các loại vi khuẩn có trong tụ cầu đã bị tiêu diệt.
Công dụng của lá vông nem giúp giải độc cơ thể
Trong lá của cây vông nem có chứa hoạt chất erythrin giúp đối kháng với strychnin – Một loại độc tố khá mạnh thường gây ra ngộ độc cấp, chất này thường thấy trong hạt mã tiền. Ngày nay, chất này chủ yếu để bào chế thuốc diệt chuột.
Nếu vô tình trúng phải độc strychnin, bạn phải nôn hết ra ngoài, pha một ly trà lá vông uống cầm cự và sau đó đến ngay trạm xá gần nhất.
Ngoài các tác dụng trên, lá cây vong nem còn có một số tác dụng khác như: trị phong thấp, viêm da, hỗ trợ điều trị đau các khớp và trĩ.
Công dụng của lá vông chữa bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh không còn xa lạ đối với con người, nó là nỗi ám ảnh với mọi đối tượng. Nguyên nhân chính là do hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực trong thời gian dài. Ngoài ra còn một số yếu tớ như ăn uống không khoa học, táo bón kéo dài, mang thai, đi vệ sinh không đúng cách.
Trong y học cổ xưa, lương y sử dụng lá vông để áp dụng vào các bài thuốc chữa trĩ rất hiệu quả. Nó ức chế các hoạt động của dây thần kinh trung ương, không gây tác dụng phụ đến cơ thể. Ngoài ra còn chứa các hợp chất Saponin và alkaloid như một chất kháng sinh làm giảm triệu chứng sưng, đau, lợi tiểu.
Công dụng của lá vông chữa đau nhức xương khớp do phong thấp
Đau nhức xương khớp là tình trạng rất phổ biến, không chỉ với người già mà người trẻ cũng mắc phải. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp như béo phì, thừa cân, chấn thương sau tai nạn, lười vận động, các bệnh về xương,…
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết là vông có thể chữa được các bệnh về xương khớp, phong thấp hiệu quả. Đồng thời còn bổ sung các vitamin, khoáng chất để xương chắc khỏe và hồi phục nhanh chóng.
Lá vông nem trị bệnh gì?
Dưới đây là một số bài thuốc hay nhờ công dụng của lá vông nem được lưu truyền và sử dụng qua nhiều thế hệ đi trước. Những phương pháp này đã được các nhà khoa học và giới chuyên môn nghiên cứu, đảm bảo độ an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.
Lá vông nem chữa bệnh trĩ
Để điều trị bệnh trĩ bằng lá vông nem hiệu quả ta có 3 cách dùng phổ biến đã được ông cha ta sử dụng là:
Cách 1: Ta dùng lá vông nem đã rửa sạch hơ qua lửa cho nóng và đắp vào hậu môn, cách này khá đơn giản nên bạn có thể dùng mỗi ngày.
Cách 2: Ta sử dụng từ 7 đến 9 lá vông nem không non cũng không già Rửa sạch lá vông sau đó mang đi hấp khoảng từ 3 đến 4 phút rồi lấy lá ra và để nguội.
Lá vông có tác dụng giúp chữa bệnh trĩSau khi lá nguội, ta cho vào ngâm với nước muối pha loãng trong 3 phút rồi cho vào cối giã cho lá thật nhuyễn. Cuối cùng là cho khoảng 30ml giấm thanh đã nấu sôi vào trộn thật đều. Dùng hỗn hợp trên đắp vào hậu môn và băng lại. Trong quá trình đắp hạn chế vận động, nên nằm nghỉ.
Cách 3: Ta chuẩn bị lá thầu dầu và lá vông nem mỗi loại từ 2 đến 4 lá, cho tất cả vào cối, giã nát rồi cho vào khăn sạch dã khử trùng và dắp vào hậu môn từ 10 đến 15 phút.
Hoặc dùng thân, lá và rễ của cây vông nem và cây thầu dầu sắc với một lượng nước vừa đủ dùng. Sắc đến khi nước sệt lại thì dừng. Dùng hỗn hợp nước sắc trên ngâm và rửa hậu môn, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lá vông nem trị bệnh mất ngủ, giúp an thần
Để trị chứng mất ngủ và an thần ta cần dùng 20g lá vông đã rửa sạch, mang đi hấp khô trong nồi cơm ăn hoặc có thể sắc với một lượng nước đủ dùng trong ngày.
Hoặc bạn có thể dùng 20g lạc tiên, 20g lá vông nem và cuối cùng là 8g lá dâu tằm. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc chung với 1 lít nước và dùng trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi buỗi tối trước khi đi ngủ 15 phút mỗi ngày bệnh sẽ được cải thiện.
Lá vông nem trị viêm da
Để làm bài thuốc trị các bệnh ngoài da ta dùng khoảng từ 1 đến 4 lá vông nem tùy theo vết thương, giã nát và đắp vào những vùng bị viêm.
Lá vông nem trị bệnh mất ngủ
Lá vông nem hỗ trợ điều trị chứng đại tiện ra máu
Để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đại tiện ra máu ta cần chuẩn bị các vị sau: 10g lá sen và 15g lá vông của nem. Mang tất cả hai vị thuốc trên sắc với một lượng nước vừa đủ dùng hằng ngày.
Lá vông nem chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính
Để làm bài thuốc trị viêm đại tràng mãn tính ta dùng những vị sau: 15g lá của vông nem và 20g lá nhót, sao vàng hạ thổ rồi sắc với một lượng nước đủ dùng trong ngày.
Lá vông nem chữa chứng sa dạ con
Để làm bài thuốc này bạn cần chuẩn bị: 30g lá của cây vông nem, 10g đây tơ hồng và cuối cùng là 15g lá của cây tiểu kể. Mang tất cả các loại nguyên liệu trên sắc cụng với 400ml nước, sắc cạn cho đến khi lượng nước còn 200ml thì ngưng.
Chia thành 2 lần sử dụng trong này, mỗi lần sử dụng 100ml nước sắc. Kiên trình sử dụng bài thuốc này mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Tác dụng của lá vông nem làm món ăn
Ngoài tác dụng để làm thuốc ra lá của cây vong nem còn được dùng làm nguyên liệu chế biến những món ăn khá đơn giản nhưng mang lại tác dụng lớn cho những người bệnh.
Lá vông nem xào với trứng
Chuẩn bị: Lá vông từ 8 đến 10 và 2 quả trứng gà.
Cách làm: Rửa sạch và ngâm lá vông nem trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có trong lá, rồi rửa sạch lại với nước cắt nhỏ lá vông và xào chung với trứng. Cho gia vị tùy thuộc khẩu vị của mỗi người.
Nấu canh lá vông với thịt bằm
Chuẩn bị: 50gr thịt heo đã băm sẵn và lá của cây vông nem tùy thuộc vào số lượng người ăn.
Cách làm: Rửa sạch và ngâm lá của cây vông nem vào nước muối loãng trong 5 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có trong lá. Trong lúc đợi, ta bắt đầu mang thịt bị ướt, cho hành tím, bột nêm và hạt tiêu tùy thuộc khẩu vị mỗi người vào thịt để ướt.
Sau khi ướt thịt xong, ta lấy lá vông nem ra rửa lại một lần nước sạch rồi cắt nhỏ.
Tiếp theo cho thịt đã ướt vào nồi và xào trong khoảng từ 2 đến 3 phút rồi cho thêm 1 lít nước vào nồi và đun sôi. Cuối cùng là cho lá vông và nêm gia vị sao cho vừa miệng. Uống canh lá vông giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt và ngủ ngon hơn.
Các trường hợp nên sử dụng lá vông nem
Một số trường hợp dưới dây nên sử dụng lá của cây vông nem
-
- Người hay làm việc căng thẳng mệt mỏi.
- Người thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
-
- Người bị sa dạ con.
-
- Người bị bệnh trĩ.
-
- Người bị viêm da cơ địa, viêm đại tràng mãn tính, đại tiện ra máu,…
Lá vông nem khô
Tác hại của lá vong nem bạn cần lưu ý
Lá vông không gây ra tác hại gì nguy hiểm đối với cơ thể. Vì vậy, người bệnh đang điều trị bằng thảo dược không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng:
-
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng loại thảo dược này.
-
- Trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng vì cơ địa còn non yếu.
-
- Người bị dị ứng với các thành phần hóa học của thảo dược nên cẩn trọng khi sử dụng. Có thể tham khảo tư vấn của thầy thuốc trước khi dùng.
-
- Do có tác dụng an thần, nên nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng sẽ tạo cảm giác buồn ngủ, muốn đi ngủ ngay.
Uống nước lá vông có tác dụng phụ gì không?
Uống nhiều lá vông có sao không? Như đã đề cập ở trên, đây là loại thảo dược hoàn toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu lo lắng về tác dụng an thần có thể dẫn đến ngủ gật, khó tập trung, bạn chỉ nên uống một ít vào buổi sáng để giữ tỉnh táo để giúp quá trình học tập, làm việc được thuận lợi.