Hoa ngũ sắc
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Nguyên Liệu Dược Future.
Bạn cần mua Hoa ngũ sắc sll để phục vụ uống, sản xuất Thuốc, nấu cao làm TPCN, hiện chúng tôi là đơn vị uy tín số 1 Miền Bắc về Hoa ngũ sắc.
Với giá thành rẻ và chất lượng đảm bảo sẽ làm hài lòng quý công ty.
Liên hệ (0204) 2222 202 : 0378 008 493 để được báo giá tốt nhất.
Lantana camara L, thuộc họ cỏ roi ngựa (1)
Mô tả
Là dạng cây thân thảo, dạng thân bụi nhỏ có thể cao tới 1,5 mét. Lá cây có nhiều răng cưa và nhiều vân nổi lên ta có thể nhìn thấy rất rõ. Hoa ngũ sắc mọc thành từng chùm nhiều bông hoa, đặc biệt là hoa có tới 5 màu khác nhau như mà đỏ, mà cam, màu vàng, trắng nên mới được gọi là cây ngũ sắc, nghĩa là loài cây hoa có tới 5 màu.
Phân bố
Ở nước ta loài cây thường được trồng làm cảnh ở các khu sinh thái, trường học và công sở, một số gia đình cũng có trồng làm cảnh. Điều đặc biệt là ở một số nước trên thế giới như Nouvelle-Calédonie, bông ổi được coi như một loài cây gây hại, buộc chính quyền nơi đây phải sử dụng những cách thức mạnh để diệt trừ tận gốc loại cây này (1).
Tính vị hoa ngũ sắc
-
- Lá bông ổi có mùi hơi hắc, tính mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm.
-
- Rễ vị hơi ngọt, tính mát.
-
- Hoa vị hơi ngọt, tác dụng cầm máu.
Công dụng của cây ngũ sắc
Theo kinh nghiệm dân gian được ghi trong cuốn sách “Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” các bộ phận trên cây ngũ sắc có một số tác dụng rất hay như (2):
-
- Lá ngũ sắc: Tác dụng điều trị viêm phế quản, nhuận tràng, điều trị tiểu đường, lành vết thương ngoài da, cầm máu, ghẻ lở..
-
- Hoa ngũ sắc: có tác dụng điều trị ho ra máu, cao huyết áp
-
- Rễ ngũ sắc: tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, đau răng
Lưu ý: Cây này không có tác dụng điều trị viêm xoang như cây hoa cứt lợn (Cây cứt lợn một số nơi cũng gọi là cây ngũ sắc).
Các bài thuốc từ cây ngũ sắc
-
- Điều trị ho, táo bón, cao huyết áp: Dùng lá và ngọn ngũ sắc khô 15g (hoặc tươi 30g) rửa sạch sắc nước uống trong ngày.
-
- Cầm máu, điều trị ghẻ, vết thương ngoài da: Dùng một nắm lá tươi giã nát, đắp bên ngoài da.
-
- Điều trị tiểu đường, hạ đường huyết: Dùng thân, lá ngũ sắc khô khoảng 20g, sắc uống hàng ngày. Cách dùng này giúp người bệnh hạ đường huyết rất tốt.
-
- Điều trị phong thấp, đau xương khớp: Dùng rễ cây khô 25g (hoặc tươi 40g) sắc uống hàng ngày hoặc ngâm rượu uống cũng có tác dụng.
Một số nghiên cứu về cây ngũ sắc
Xác định được hoạt động chữa lành vết thương của cây ngũ sắc Lantana camara L: Được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Ấn, kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy chiết xuất từ cây ngũ sắc có tác dụng giảm thời gian lành vết thương rất đáng kể. Những nghiên cứu này chứng minh rằng cây ngũ sắc là một thảo dược có hoạt động làm lành vết thương ở động vật thực nghiệm và có thể được sử dụng như một tác nhân điều trị trong điều trị chấn thương ngoài da
Xác định Hoạt tính kháng khuẩn từ chiết xuất lá bông ổi Lantana camara L: Nhóm các nhà nghiên cứu tại Brasil đã tiến hành thực nghiệm và đi tới kết luận chiết xuất từ lá cây bông ổi Lantana camara L có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn được thử nghiệm
Lưu ý
-
- Không dùng bông ổi cho phụ nữ mang thai
-
- Lá ngũ sắc (bông ổi) không có tác dụng điều trị viêm xoang như cây cứt lợn (một loài cũng có tên gọi cây ngũ sắc).