Nhân trần là gì

Nhân trần có 3 loại là nhân trần, nhân trần bồ bồ và nhân trần tím:

  • Nhân trần (miền Bắc) và nhân trần đực (miền Nam) có tên gọi khác là chè nội, hoắc hương núi, chè cát, tuyến hương lam. Tên khoa học là Adenosma glutinosum L. Dure. Thuôc ho Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
  • Nhân trần bồ bồ có tên khoa học là Adenosma captitatum Benth, cũng thuộc họ Hoa mõm chó.
  •  Nhân trần tím có tên khoa học là Adenosma bracteosum Bonatti, cũng thuộc họ mõm chó, có thân và cành màu tím đỏ.

Trong bài viết này sẽ tìm hiểu về loại nhân trần (đực), cũng là loại được dùng phổ biến nhất.

nhân trần công ty cung cấp cây Nhân trần khô uy tín số 1 VN

Đặc điểm cây nhân trần

Thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, thườn cao 0,5-1m, thân tròn có lông. Lá cây mọc cách, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, có lông và gân lá. Toàn thân và lá có mùi thơm.

Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa có màu lan tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả nang, hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng. Bộ phận sử dụng: toàn cây.

cây nhân trần

Phân bố và thu hái nhân trần

Nhân trần phân bố chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới và một số đảo lớn ở châu Á.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở ven rừng, đồi và nương rẫy hoặc được trồng ở vùng đồi núi, như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…

Thu hái: nhân trần được thu hái khi đang ra hoa, vào khoảng tháng 4-7. Sau khi hái về, rửa sạch, phơi khô trong bóng râm. Được bảo quản trong túi kín, tránh ánh nắng và ẩm ướt.

Thành phần hóa học của nhân trần

  • Trong cây có các thành phần như sampoin triterpenic, flavonoid, coumarin, acid nhân thơm và tinh dầu.
  • Cả cây chỉ có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol.
  • Nhân trần có vị hơi cay, đắng, tính ấm, có mùi thơm dễ uống, thường dùng để thanh nhiệt giải độc cơ thể, tiêu viêm, chống ngứa,…

Tác dụng và một số bài thuốc từ nhân trần

1. Điều trị viêm gan cấp hoặc mạn tính gây vàng da

Bài thuốc 1: Lấy 30g nhân trần thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín trong 15 phút, khi uống pha thêm chút đường phèn, uống hàng ngày thay trà.

Bài thuốc 2: Lấy 30g nhân trần sắc lấy nước, bỏ bã. Dùng nước cho 50g gạo lức nấu cháo, cháo chín, thêm đường trắng cho vừa vị ăn. Chia thành bữa ăn trong ngày. Món cháo còn tốt cho người sau khi bị viêm gan đang hồi phục sức khỏe.

2. Chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt

Bài thuốc 1: Lấy 300g nhân trần, 60g sinh đại hoàng, 30g trà, tán vụn. Mỗi lần dùng 30g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15-20 phút, uống thay trà trong ngày.

Bài thuốc 2: 150g nhân trần, 500g bạch hoa xà thiệt thảo, 50g sinh cam thảo, tán vụn. Mỗi lần dùng 60g hãm với nước sôi trong 15-20 phút, uống thay trà trong ngày.

Bài thuốc 3: Lấy 100g nhân trần, 50g bồ công anh, 30g đường trắng, sắc lấy ước uống trong ngày. Bài thuốc áp dụng cho cả trường hợp bị viêm nhiễm đường mật cấp tính, nước tiểu màu vàng sẫm,…

3. Chữa da bị viêm nề và ngứa nhiều:  Lấy 30g nhân trần, 15g lá sen, đem sấy khô rồi tán bột. mỗi lần uống 3g với nước sôi để nguội có pha chút mật ong.

4. Lợi tiểu:  Sắc 30g nhân trần với 30g râu ngô, lấy nước uống hằng ngày. Những người bị bí tiểu, tiểu rát, tiểu ra máu hoặc tiểu dắt,.. cũng có thể áp dụng bài thuốc này.

5. Điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc:  Lấy 30-60g nhân trần, hãm như trà hoặc đun lấy nước uống cả ngày. Áp dụng trong 7 ngày, sẽ có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, chứng mất ngủ sẽ biến mất. Tuy nhiên, không nên uống nước trước giờ đi ngủ vì nó có thể gây đau bụng.

6. Giảm huyết áp: Lấy 30g nhân trần hãm hoặc đun nước uống hàng ngày, bệnh cao huyết áp sẽ được khắc phục, huyết áp ổn định hơn.

7. Kháng khuẩn, chống viêm các vết thương: Lấy cây nhân trần tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương (kể cả vết thương hở), nhân trần sẽ giúp kháng khuẩn, chống tiêu sưng và nhanh lành.

8. Hỗ trợ điều trị máu khó đông: Đối với các vết thương nhẹ hoặc vết xước, nhưng nếu máu khó đông đều rất nguy hiểm. Trong trường hợp đó, lấy lá nhân trần tươi, rửa sach, dập nát đắp vào vết thương, máu sẽ ngừng chảy.

9. Chữa say nắng, đau đầu, sốt: Thời tiết nắng nóng, khi bị say nắng chỉ cần lấy 1 nắm nhân trần cùng hành tăm đem sắc nước, chắt lấy nước để nguội uống.

10. Mát gan, thanh nhiệt: Lấy nhân trần, bán biên liên, bông mã đề, đem sấy hoăc phơi khô, tán vụn. Mỗi này lấy 50g hỗn hợp này hãm như trà uống trong ngày.

11. Giảm tác hại của rượu bia đến gan: Lấy nhân trần, rau má khô và hạt muồng sao, mỗi thứ 1 lượng vừa đủ, sắc lấy nước uống trong ngày. Những người thường hay uống rượu bia nhiều, để giảm tác hại của bia nên áp dụng bài thuốc này.

tác dụng của cây nhân trần

12.Phòng chống viêm tú mật, sỏi mật: Lấy 300g râu ngô,150g nhân trần, 150g bồ công anh, tán vụn. Mỗi lần dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, để 15 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

13. Điều trị viêm gan giai đoạn có di chứng như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu: Lấy 500g nhân trần, 500g mạch nha, 250g quất bì, tất cả sấy khô, tán vụn. Mỗi ngày dùng 60g hãm với nước đun sôi trong bình kín để 20 phút, uống thay trà trong ngày.

14. Chữa đau mắt, sưng đỏ: Lấy 1 nắm nhân trần sắc lấy nước cùng với 1 nắm lá mã đề, uống cho đến khi hết đau.

15. Chữa viêm gan vàng da vàng mắt cấp tính’: Lấy 30g nhân trần, 6g đại hoàng tươi và 3g chè xanh, sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày.

16. Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lấy  12g nhân trần, 10g cam thảo nam, 10g kim tiền thảo. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ đem phơi khô. Sắc lấy nước uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

17. Chữa sốt, vàng da: Sắc 16g nhân trần, 16g lá vọng cách, 12g lá cối xay, chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong 3-4 ngày.

18. Chân tay lanh, ra nhiều mồ hôi: Sắc 24g nhân trần, 12g can khương, 4g phụ tử chế, lấy nước uống trong ngày.

19. Người bị tỳ hư, thấp khốn, sắc mặt u ám, mệt mỏi, không muốn ăn uống: Lấy 15g nhân trần, táo tàu vừa đủ, gừng khô thái lát, đường đỏ. Cho tất cả sắc lấy nước uống trong ngày và ăn táo.

Lưu ý khi dùng nhân trần

  • Trường hợp vàng da không phải do thấp nhiệt sinh ra thì nên kiêng uống nhân trần.
  •  Phụ nữ mang thai và cho con bú không sử dụng nhân trần vì dễ xảy ra hiên tượng xảy thai hoặc sinh con thiếu dinh dưỡng, do nhân trần làm chức năng gan và thân làm việc quá sức, cơ thể sẽ đào thải 1 lượng lớn chất dinh dưỡng đã được hấp thu trước đó. Và phụ nữ đang cho con bú cũng vì lý do đó mà mất sữa.
  •  Những người không có bệnh lý về gan và thận, nếu sử dụng nhân trân nhiều sẽ khiến gan và thận phải hoạt động nhiều, có thể sẽ bi mất nhiều nước và dễ sinh bệnh.
  • Một lưu ý mà nhiều người hay mắc phải là dùng nhân trần pha chung với cam thảo, nhưng cách làm này vô tình là giảm tác dung của nhân trần hoặc cam thảo, và bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải nên khi kết hợp sẽ gay tương tác thuốc không tốt cho sức khỏe.
  • Không lạm dụng nhân trần quá mức, do việc đào thải nước và dinh dưỡng, cơ thể sẽ có hiện tượng mệt mỏi, nhất là nhân trần làm hạ huyết áp nên những đối tượng bị huyết áp thấp khi uống nhân trần phải thêm gừng vào nước, nếu khống sẽ làm huyết áo tụt nhanh chóng gây nguy hiểm.

Các bài thuốc từ nhân trần trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy người bệnh cần nhận được tư vấn và hỏi ý kiến từ thầy thuốc trước khi áp dụng.

Tags: công ty bán Nhân Trần / mua Nhân Trần / Nhân Trần gacp / Nhân Trần giá rẻ
[contact-form-7 id="968" title="Đăng ký nhận tin"]