[flexy_breadcrumb]

SỐT SIÊU VI cách nhận biết phòng chống bệnh và điều trị.

SỐT SIÊU VI hay còn gọi sốt virut là tình trạng sốt do nhiễm phải những loại vi rút khác nhau.

Và đây cũng chính là lúc cơ thể bé sản sinh ra kháng thể, tăng đề kháng để chống chọi với các loại vi rút khác nhau.

– Dấu hiệu điển hình: Sốt, húng hắng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, chán ăn, ko chịu chơi như bình thường,…Tuy nhiên có những bé tự dưng 1 ngày đẹp trời chỉ bị sốt vậy thôi chứ ko kèm theo biểu hiện gì khác.

– Sốt siêu vi kéo dài trong vòng 2-3 ngày với những lần sốt ngắt quãng, nhất là thường sốt cao vào đêm khuya.

CÁCH XỬ LÍ:

– Thường xuyên khuyến khích hoặc cho con uống nhiều nước, càng nhiều càng tốt.

– Theo dõi biểu hiện của con và đo nhiệt độ thường xuyên, nếu con sốt trên 38,5 độ thì cho uống hạ sốt nhóm Paracetamol

– Nếu con sốt nhẹ nhưng rất khó chịu, quấy khóc nhiều, ngủ vật vã thì vẫn cho uống hạ sốt dù chỉ 37.5-38 độ

* LƯU Ý: Buổi tối con sốt nhưng vẫn ngủ dc, ko quấy khóc thì mẹ ko cần cho uống hạ sốt đâu nhé.

VẬY CẦN ĐƯA CON ĐI KHÁM KHI NÀO?

– Nếu sau 3 ngày (tính theo 24h kể từ thời điểm phát sốt) con vẫn chưa hết sốt thì mẹ cần đưa con đi bv.
– Trong thời gian 3 ngày mẹ thấy con có biểu hiện bất thường, quấy khóc dữ dội thường xuyên thì cũng nên đưa con đi khám ngay nhé !

Vì sao bạn bị sốt siêu vi? Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi là một dạng nhiễm trùng nên đối tượng dễ mắc bệnh nhất sẽ gồm những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, sức đề kháng của một người có xu hướng giảm khi thời tiết thay đổi đột ngột. Điều này tạo điều kiện cho các chủng vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công hơn, bao gồm cả virus. Do đó, giai đoạn giao mùa là thời điểm sốt siêu vi dễ bùng phát nhất.

Mặt khác, vì các chủng virus là tác nhân chủ yếu khiến bạn bị sốt trong trường hợp này nên sốt siêu vi hoàn toàn có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Những con đường lây nhiễm phổ biến nhất gồm:

  • Hô hấp: động tác ho hoặc hắt hơi của người bệnh có thể vô tình “đẩy” virus từ mình sang những người xung quanh. Các chủng virus lây truyền qua đường hô hấp thường là coronavirus và rhinovirus.
  • Tiêu hóa: một số virus cũng có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể bằng cách bám vào thực phẩm hay đồ uống, ví dụ như norovirus hay enterovirus. Việc dùng phải những thực phẩm ô nhiễm như vậy tạo điều kiện cho virus tấn công cơ thể và gây sốt.

Thêm vào đó, bạn còn có thể bị lây bệnh gián tiếp thông qua hành động tiếp xúc với vật dụng ở chỗ công cộng, chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…, vô tình bị dính dịch chứa virus.

Không những thế, đôi khi, những virus gây sốt siêu vi còn có nguy cơ lây nhiễm qua:

 Sốt siêu vi phát ban

  • Quan hệ tình dục
  • Truyền máu
  • Mẹ sinh con

Sốt siêu vi kéo dài bao lâu?

Thông thường, cơn sốt siêu vi có khả năng kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Trong thời gian này, bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng như:

  • Sốt cao đột ngột. Thân nhiệt tăng lên 38 – 39ºC, đôi khi đến 40ºC nếu bệnh trở nặng
  • Nhức đầu
  • Có dấu hiệu viêm đường hô hấp: ho nhiều, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
  • Hay ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: tiêu chảy, đau bụng…

Sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Phần lớn trường hợp, sốt siêu vi không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có thể hết sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà chủ quan. Thực tế, nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng sốt do nhiễm virus có nguy cơ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Nhiễm trùng ở hệ hô hấp: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản…
  • Viêm cơ tim
  • Tổn thương não

Phòng ngừa sốt siêu vi như thế nào mới hiệu quả?

Từ lâu, bác sĩ vấn luôn đánh giá phòng ngừa là cách chữa bệnh hiệu quả nhất. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng sốt siêu vi xảy ra ở mình, bạn nên áp dụng một số quy tắc sinh hoạt như sau:

Sốt siêu vi là gì

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, khoa học
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như nơi làm việc để ngăn chặn sự tấn công hay phát triển của virus gây bệnh
  • Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
  • Sử dụng khăn giấy để che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi

2. Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết khi bị sốt cao đột ngột

Khác với sốt siêu vi, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm đáng lưu tâm nhất. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe này đặc biệt phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới, chẳng hạn như Việt Nam.

Nguyên nhân: điểm khác biệt lớn nhất giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Trong khi nguyên nhân gây sốt siêu vi có thể xuất phát từ nhiều chủng siêu vi trùng khác nhau, tác nhân chủ yếu đứng sau sốt xuất huyết là virus dengue. Bên cạnh đó, nguyên nhân sốt xuất huyết còn phải kể đến muỗi vằn, vật trung gian truyền bệnh.

Muỗi vằn là gì

Ngoài bị muỗi vằn đốt, bạn còn có nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết qua đường máu, chẳng hạn như nhận máu hay dùng chung kim tiêm từ người bệnh. Trẻ sơ sinh cũng có thể lây bệnh từ mẹ.

Không những thế, thay vì dễ dàng phát sinh vào những thời điểm giao mùa như sốt siêu vi, sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Điều kiện ẩm thấp trong thời gian này giúp muỗi vằn thuận lợi sinh sản và phát triển, từ đó “phân phát” virus dengue bằng cách hút máu người.

Mặt khác, sốt xuất huyết còn có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, tương tự sốt siêu vi, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nhất.

Khi bị sốt cao đột ngột, làm sao để phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi?

Sốt xuất huyết được chia thành ba giai đoạn chính với những triệu chứng gồm:

  • Giai đoạn sốt: kéo dài 4 – 10 ngày sau khi bị muỗi đốt. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện:
    • Sốt cao đột ngột: Sốt cao (39 – 40ºC) liên tục và khó hạ sốt
    • Đau nhức dữ dội ở vùng trán và hốc mắt
    • Phát sinh tình trạng sung huyết
    • Mất khẩu vị, chán ăn
    • Có cảm giảm buồn nôn
    • Đau khớp và cơ
    • Đau cơ, đau khớp.
  • Giai đoạn nguy hiểm: bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi phát bệnh và kéo dài đến bốn ngày tiếp theo. Khi đó, thân nhiệt có xu hướng giảm nhưng một số triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bao gồm:
    • Thoát huyết tương (kéo dài 1 – 2 ngày)
    • Xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc
    • Xuất huyết hoặc suy nội tạng
  • Giai đoạn hồi phục: diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, các triệu chứng có dấu hiệu cải thiện, chẳng hạn như huyết áp ổn định, có lại khẩu vị…

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Tương tự sốt siêu vi, sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

Sốt cao đột ngột là triệu chứng thường được bắt gặp ở cả sốt siêu vi và sốt xuất huyết

  • Sốc do mất máu: virus dengue có khả năng làm gia tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xuất huyết ở nhiều cơ quan như phổi, hệ tiêu hóa, não…
  • Biến chứng ở mắt: trong một số trường hợp, người bệnh có nguy cơ bị mù do tình trạng xuất huyết xảy ra ở võng mạc hoặc lớp dịch kính.
  • Suy tim hoặc suy thận: xuất huyết liên tục là nguyên nhân chủ yếu gây suy tim trong trường hợp này. Ngoài ra, thận cũng phải làm việc năng suất hơn nhằm bài tiết huyết tương chảy ra qua nước tiểu. Nếu kéo dài, điều này cũng dễ dàng gây suy thận.
  • Tràn dịch màng phổi: đôi khi, huyết tương tràn ra sẽ đi vào đường hô hấp và gây nên những vấn đề như tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp hoặc viêm phổi. Từ đó, người bệnh có nguy cơ tử vong cao do gặp khó khăn trong việc hít thở.
  • Hôn mê: lượng huyết tương thoát ra có thể đọng trong màng não, gây phù não và một số hội chứng liên quan đến hệ thần kinh, từ đó dẫn đến hôn mê.
  • Tụt huyết áp và đau đầu dữ dội: xuất huyết có thể đi chung với hạ huyết áp. Khi áp lực máu giảm đột ngột, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại hay thậm chí là đứng yên. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến đau đầu dữ dội, một biểu hiện của xuất huyết não.
  • Sẩy thai: mẹ bầu bị sốt xuất huyết có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng hơn những người khác. Trong đó, nếu bệnh xảy ra vào những tháng đầu thai kỳ, rủi ro sẩy thai là rất lớn.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Các biến chứng của sốt xuất huyết

Mặc dù được xem là căn bệnh phổ biến, nhưng liệu sốt xuất huyết có nguy hiểm không cùng các biến chứng của nó là những thông tin mà nhiều người vẫn chưa nắm bắt. Theo đó, bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong nếu không được phát…

3. Bạn có thể làm gì để phòng chống sốt xuất huyết?

Tránh để muỗi đốt là phương pháp chủ yếu dùng để phòng ngừa sốt xuất huyết. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần:

sốt siêu vi

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng nhằm giảm thiểu nguy cơ bị muỗi đốt.
  • Cẩn thận trong việc chọn điểm dừng chân khi đi du lịch. Nếu vùng bạn đến có nhiều muỗi, hãy tự bảo vệ mình bằng cách thoa thuốc chống muỗi và mặc quần dài cũng như áo tay dài.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và khu vực xung quanh ít nhất mỗi tuần một lần, tránh để muỗi sinh sản và phát triển.
  • Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ.
  • Sử dụng điều hòa, nếu có điều kiện.
  • Dọn dẹp những nơi đọng nước để tránh muỗi đẻ trứng.

Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Người bệnh nên ăn và kiêng gì?

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn gây ra. Bệnh có thể làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng  nếu không điều trị kịp thời. Vậy cần làm làm gì khi bị sốt xuất huyết? 1. Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Hướng dẫn…

Như vậy, có thể thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tình trạng sốt cao đột ngột, thân nhiệt tăng cao do virus tấn công là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết đơn giản nhất là quan sát những dấu hiệu đặc trưng, ví dụ như xuất huyết dưới da (sốt xuất huyết) hay sổ mũi, ho nhiều và có xu hướng tiêu chảy (sốt siêu vi).

Bạn có thể tham khảo thêm bảng so sánh dưới đây để nắm rõ các điểm khác nhau giữa hai tình trạng sốt siêu vi và sốt xuất huyết.

Sốt siêu vi Sốt xuất huyết
Nguyên nhân Nhiều chủng virus gây bệnh khác nhau Virus dengue

Muỗi vằn (vật trung gian)

Thời gian phát bệnh Tùy vào loại virus gây bệnh, có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày hay thậm chí là 2 tuần 7 – 10 ngày
Triệu chứng + Sốt cao đột ngột (>= 39ºC)
+ Có dấu hiệu viêm đường hô hấp
+ Các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy…)
+ Đau nhức cơ
+ Sốt 39 – 40ºC và khó hạ sốt
+ Đau nhức ở trán và hốc mắt
+ Sung huyết
+ Buồn nôn, chán ăn
+ Xuất huyết dưới da
+ Đau cơ và khớp
Con đường lây nhiễm + Tiếp xúc với vật đã bị virus bám trên bề mặt
+ Quan hệ tình dục
+ Máu (dùng chung kim tiêm, truyền máu, chế phẩm máu không tiệt trùng…)
+ Mẹ sinh con
+ Chủ yếu do muỗi vằn đốt
+ Máu
+ Mẹ sinh con
Điều trị Chủ yếu là điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt (uống paracetamol, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát…)

+ Uống nhiều nước

+ Nghỉ ngơi nhiều

+ Chú trọng dinh dưỡng

Phòng ngừa + Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

+ Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi

Chủ yếu phòng ngừa muỗi vằn đốt:

+ Dùng thuốc chống côn trùng

+ Không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển (vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nơi nước đọng…)

+ Trang bị lưới chống muỗi

+ Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ

Bài viết liên quan