Nấm ngọc cẩu là gì, mọc ở đâu?
Nấm ngọc cẩu hay còn được biết tới với cái tên là cu pín, củ ngọc núi, củ dó đất, tỏa dưỡng, bất lão được,…
Nấm ngọc cẩu không phải là thực vật đơn thuần, chúng sống ký sinh trên các cây gỗ lớn, có tán lá rộng, được tìm thấy nhiều trong rừng. Về nguồn gốc của cái tên, vì hình dạng bên ngoài của nó khá giống với bộ phận sinh dục của chó nên người dân tộc gọi là “cẩu”. Tuy là nấm, nhưng về bản chất loại cây này lại không phải là nấm. Nhưng trong quá trình phát triển, phần ngọn của thực vật được hình thành nhìn trông tựa một cây nấm nên dân gian gọi là “nấm”.
Nấm ngọc cẩu là một vị thuốc rất quý được ứng dụng phổ biến trong đông y, toàn bộ cây đều có thể làm thuốc được, từ lá, hoa, rễ…
Nấm ngọc cẩu có vào mùa nào?
Bạn có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu vào thời điểm từ tháng 9 tới tháng 12 hàng năm. Với những cây đạt kích thước chuẩn, người dân sẽ tiến hành thu hái. Một số cây còn sót lại, chúng sẽ không bị chết đi mà chìm xuống lòng đất, khi gặp thời tiết thuận lợi, nó sẽ tiếp tục phát triển.
Thu hoạch – sơ chế
Nấm ngọc cẩu không mọc đơn lẻ mà chúng thường mọc theo từng cụm. Trong mỗi một cụm, sẽ có cả nấm cái và nấm đực. Những cây nấm có kích thước to cỡ bằng ngón tay, màu sắc chuyển sang đỏ sẫm hoặc nâu sẽ được thu hoạch. Những cây còn nhỏ sẽ được thu hoạch vào đợt sau để chờ chúng phát triển thêm.
Sau khi thu hoạch xong, người ta sẽ đem nấm ngọc cẩu rửa nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát bám vào cây. Sau đó có thể sử dụng luôn hoặc nếu muốn bảo quản được lâu thì nên đem khô dưới nắng nhiều lần.
Đặc điểm dược liệu
Nấm ngọc cẩu khi phơi khô sẽ có màu sẫm hoặc đen, sờ vào cảm giác mềm, nhưng bề mặt lại xù xì, thô ráp. Hình dạng của nấm không đồng nhất, to ở trên và nhỏ ở phần dưới.
Phân bố
Nấm ngọc cẩu sinh trưởng và phát triển tốt ở trong các khu rừng ẩm, nằm trên độ cao 1500m so với mực nước biển. Ở Việt Nam, nấm được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Tam Đảo, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Sapa, trên đỉnh dãy Hoàng Liên Sơn.
Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, người ta tìm thấy trong nấm ngọc cẩu có chữa một số thành phần có lợi sau: Gentianine, Chất béo, Choline, Carpaine, Vitexin, Orienti, Choline, axit amin, tinh dầu, Testosterone, L Arginin,…
Với những thành phần hoạt chất trên, vậy nấm ngọc cẩu có những tác dụng gì?
Từ xưa tới nay, nấm ngọc cẩu được người dân tộc Dao đỏ (Hà Giang, Yên Bái) sử dụng như một vị thần dược trong điều trị các bệnh lý liên quan tới xương khớp như đau lưng, tê tay chân, mỏi gối và những chứng bệnh liên tới tới sinh lý khác.
Trong quá trình sử dụng, họ nhận thấy một điều rằng, dùng nhiều nấm ngọc cẩu còn giúp cải thiện sinh lý, điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, tăng cường thể lực. Cũng chính vì tác dụng này mà người dân nơi đây gọi với cái tên nấm “tan cửa nát nhà”.
Cũng cùng trong danh mục dược liệu bổ dương, ba kích được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm về loại dược này trong bài viết sau!
Năm 2014, Viện Y Học Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu để chứng minh tác dụng của nấm ngọc cẩu. Kết quả của cuộc thí nghiệm cho thấy, trong nấm có tồn tại một hoạt chất có tên gọi là NO. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng khả năng giãn mạch ở bộ phận sinh dục nam giới, từ đó kích thích máu lưu thông, cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
Ngoài công dụng chính là tăng cường sinh lý nam giới, cải thiện đời sống vợ chồng, nấm ngọc cẩu còn đem tới nhiều tác dụng tốt đối với con người như: Bồ thận, chữa bệnh hậu sản, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, nhuận tràng, tốt cho đường tiêu hóa,… Đặc biệt, nấm còn được biết tới như một thần dược trong việc chăm sóc sắc đẹp cho các chị em, giúp dưỡng da, trị nám, tàn nhang, bình phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
Nấm ngọc cẩu có mấy loại?
Theo hình dạng bên ngoài, nấm ngọc cẩu được phân thành 2 loại là nấm đực và nấm cái:
Nấm đực
Những cây nấm ngọc cẩu đực thường có thân hình tỏ dần đều từ trên xuống, bề mặt nhẵn, cao từ 10-15cm, đặc biệt có cây phát triển vượt bậc tới 30-40 cm. Màu sắc của những cây nấm đực là đỏ hoặc nâu sẫm, chúng được tạo thành bởi cán hoa li ti mọc dọc theo thân cây. Chúng sẽ có mùi thơm hơn nấm cái. Vì vậy, loại này cũng thường được dùng để ngâm rượu nhiều hơn.
Nấm cái
Nấm ngọc cẩu cái thường có kích thước bé hơn nấm đực, hình dạng bên ngoài nhìn khá giống bắp ngô chứ không có chóp rõ rệt như ở nấm đực. Củ của nấm cái non và ít bị xơ hơn nấm đực, nhưng lại không có mùi thơm bằng.
Phân theo hình thái màu sắc bên ngoài thì nấm ngọc cẩu gồm 2 loại, đó là nấm có ruột màu vàng và nấm có ruột màu đỏ tím:
Nấm có ruột màu vàng
Đa phần, nấm có ruột màu vàng thường có mùi thơm hơn so với nấm có ruột màu đỏ tím. Do đó, đây cũng là loại được dùng phổ biến hơn.
Nấm có ruột màu đỏ & tím
Loại nấm ngọc cẩu này có phần ruột bên trong màu đỏ hơi ngả tím, vì thế nên được người dân gọi là nấm ngọc cẩu đỏ tím. Bên cạnh đó, nấm đỏ tím sẽ có kích thước nhỏ hơn loại còn lại.
Cách dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu
Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg nấm ngọc cẩu ruột vàng, 200ml mật ong, 4-5l rượu trắng loại ngon.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đối với nấm ngọc cẩu tươi, cây nấm sẽ thường nằm trên 1 mảng. Do đó, trước khi thực hiện công đoạn tiếp theo bạn nên tách riêng từng cây nấm ra như vậy sẽ dễ rửa hơn. Phần củ và búp của nấm rất khó để rửa sạch. Do vậy bạn nên dùng chiếc bàn chải đánh răng để chà cho sạch. Sau khi nguyên liệu chính đã được rửa sơ qua với nước. Bạn nên cho tất cả phần nấm ngâm với nước 20-30 phút để được làm sạch kỹ hơn. Sau đó vớt ra rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Tráng nấm qua với rượu, đây là bước làm quan trọng quyết định mẻ rượu có ngon hay không. Tuy hơi kỳ công, nhưng bước làm này sẽ giúp nấm có mùi vị thơm hơn, ngâm rượu sẽ ngon hơn.
Bước 3: Thái nấm ngọc cẩu thành những lát mỏng. Bước này sẽ giúp thời gian ngâm được rút ngắn. Tuy nhiên nếu bạn muốn có bình rượu nhìn đẹp mắt thì nên để nguyên cây.
Bước 4: Rửa bình sạch sẽ, tráng qua với rượu. Sau đó để ráo. Tiếp đến hãy cho nấm vào bình, tiếp đến đổ từ từ mật ong lên trên nấm. Cuối cùng rót rượu ngâm bình rồi đậy nắp.
Thời gian ủ rượu khoảng 2-3 tháng là có thể sử dụng được.
Phân biệt nấm ngọc cẩu giả
-
- Nấm ngọc cẩu chuẩn:
-
- Mùi vị: Khi phơi khô nấm ngọc cẩu sẽ có mùi rất thơm, để lâu không bị hiện tượng ẩm mốc hay có mùi lạ.
-
- Màu sắc: Nấm đạt chuẩn là loại nấu có màu nâu sẫm. Nấm không bị vụn nát, có đủ cả phần củ và phần thân dính liền với nhau.
-
- Hình dáng: Nhiều người thường có quan niệm rằng, nấm càng to thì sẽ càng tốt. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Nấm ngọc cẩu to thường là những cây nấm dại, có ruột màu trắng nên chất lượng sẽ kém hơn loại ruột vàng hoặc đỏ tím. Nấm đạt chuẩn thường có kích thước nhỏ.
-
- Nấm ngọc cẩu kém chất lượng:
-
- Mùi vị: Không có mùi thơm, khi ngửi chỉ thấy mùi hôi.
-
- Màu sắc: Nấm ngọc cẩu chất lượng thấp sẽ có màu đen, thậm chí còn bị mốc, nhiều mảnh vụn, dính nhiều bột. Thân nấm thường dời dạc, không liền mạch.
-
- Hình dáng: Thường sẽ có kích thước lớn.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh nấm ngọc cẩu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc.