Lá khôi là lá gì?

Lá khôi là một loại dược liệu quý, được y học cổ truyền sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau.

Tên khoa học: Ardisia silvestris.

Tên thường gọi: Lá khôi, lá khôi tía, lá khôi nhung, cây đơn tướng quân, cây độc lực hoặc cây xăng sê.

Cấu tạo

Khôi lần đầu tiên được mô tả khoa học bởi Charles-Joseph Marie Pitard (1873-1927) và được công bố thông tin trên Flore Générale de l’Indo-Chine vào năm 1930.

Cây khôi thuộc họ Anh thảo (Primulaceae), phân họ Đơn nem (Maesoideae). Đây là loại cây nhỏ, mọc thẳng, độ cao khoảng chừng 2 mét. Thân cây xốp, rỗng và ít cành, số lượng nhánh thấp.

Cây lá khôi
Cây lá khôi

Cây khôi là thực vật có hoa, hoa rất nhỏ mọc thành chùm. Mỗi chùm hoa có độ dài từ 10-15cm. Mùa hoa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7.

Lá thì thường tập trung ở đầu ngọn, mọc theo dạng so le nhau, phiến lá nguyên và mép có các răng cưa nhỏ. Mỗi lá độc lực có chiều dài từ 15-40cm, chiều rộng 6-10cm. Mặt bên trên lá có màu xanh tím, xanh lục hoặc tía, có các đường gân nổi hình mạng lưới.

Quả của cây khôi là loại quả mọng, chuyển màu đỏ khi chín. Mùa quả khôi là vào tháng 7 đến tháng 9.

Phân bố

Khôi là loại cây ưa bóng, thường mọc sâu trong rừng rậm.

Cây khôi phân bố chủ yếu ở các địa danh thuộc các tỉnh phía Bắc như: Hữu Lũng (Lạng Sơn), Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Cúc Phương (Ninh Bình)… Ngoài ra tại một số tỉnh miền Trung cũng phát hiện cây khôi mọc rải rác như: Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lạc (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)…

Phân loại

Lá khôi có hai loại chính là khôi tía và khôi trắng.

    • Khôi tía (khôi nhung): Mặt lá có màu tím và có lớp lông mỏng, mịn.
    • Khôi trắng: Ngược lại với khôi tía, loại lá khôi này hai mặt đều có màu xanh, không có lớp lông.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây khôi chủ yếu là lá vì lá độc lực có chứa nhiều chất tanin rất có lợi trong việc điều trị một số bệnh lý của cơ thể.

Mặc dù cả hai loại lá khôi đều có công dụng chữa bệnh nhưng trong thực tế cây khôi tía (khôi nhung) được sử dụng nhiều hơn.

Thời điểm thu hái

Để lá độc lực phát triển toàn diện và có dược tính tốt nhất, lá thường được thu hái vào mùa hè. Sau đó sơ chế, loại bỏ lá sâu bệnh, rửa sạch rồi phơi khô. Bảo quản trong túi nilon để sử dụng lâu dài.

Những công dụng của lá khôi

Lá khôi sở hữu khá nhiều công dụng chữa trị. Cũng chính vì lợi ích đa dạng này mà lá độc lực hiện nay còn được nhân giống, chọn lọc và trồng tại các vườn thảo dược. Vậy lá khôi có những công dụng gì? Cụ thể là:

Theo Đông y

Trong y học cổ truyền, lá độc lực tính hàn, vị chua. Loại lá này có công dụng giảm can khí uất, tiêu độc, bình can, chống dị ứng đồng thời kháng khuẩn.

Do đó, thầy thuốc sử dụng lá khôi làm vị thuốc trong các bài thuốc chữa: Viêm họng, nổi mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở, đau dạ dày (viêm dạ dày, trào ngược dạ dày…), thấp khớp…

Theo y học hiện đại

Lượng tanin chứa trong lá khôi có khả năng chống viêm, làm liền sẹo, thúc đẩy sự lành lại tại các tổn thương trên da, giảm sự gia tăng tiết dịch tiêu hóa (có tính axit) trong dạ dày.

Bên cạnh đó, lá độc lực còn ức chế tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm đau, kích thích quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn uống, giúp ngủ sâu giấc.

Lá khôi tía
Lá khôi tía

Loại lá này còn đặc trị triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị.

Các công dụng kể trên của lá khôi đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chứng minh trên thỏ và chuột bạch.

Đặc biệt, công dụng của lá độc lực trong việc điều trị các biểu hiện đặc trưng của bệnh liên quan tới dạ dày đã được công nhận thông qua các nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 108.

Tới nay cũng đã có một số trường hợp bệnh nhân chữa khỏi bệnh dạ dày với lá khôi tại viện y học cổ truyền.

Lá khôi chữa bệnh gì? Các bài thuốc hiệu quả

Những đối tượng có thể sử dụng lá khôi chữa bệnh là:

    • Người mắc bệnh dạ dày: Viêm loét dạ dày, loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản…
    • Người tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng, thường bị đầy bụng, ợ hơi, ngủ không sâu giấc.
    • Người bị ghẻ lở, phát ban, nổi mề đay, dị ứng hay mẩn ngứa.
    • Người bệnh thấp khớp.
    • Người bị viêm họng hoặc viêm phế quản.

Để sử dụng lá độc lực chữa bệnh, người bệnh lưu ý nên sử dụng với liều lượng khoảng 40-80g/ngày.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh với lá khôi

Dân gian từ lâu đã phát hiện và sử dụng lá khôi trong việc chữa trị một số bệnh lý, tiêu biểu là các bệnh về dạ dày.

Nước lá khôi chữa bệnh dạ dày

    • Chuẩn bị: 20g lá khôi tươi hoặc 10g lá khôi khô.
    • Thực hiện: Đem lá độc lực tươi rửa sạch, phơi khô rồi cho vào ấm đun nước uống như trà hàng ngày. Với lá khôi khô thì người bệnh pha như pha trà khô.
    • Nên uống nước lá độc lực vào buổi sáng.

Lá độc lực chữa mẩn ngứa, mề đay

    • Chuẩn bị: Tầm phỏng và lá độc lực mỗi vị 100g.
    • Thực hiện: Sắc hai nguyên liệu để lấy nước uống hoặc pha loãng làm nước tắm hàng ngày.

Chữa viêm họng, viêm phế quản

    • Chuẩn bị: 100g lá khôi tía và bột nếp, mật ong lượng vừa đủ.
    • Thực hiện: Nấu lá độc lực với nước, đun tới khi còn 1/3 lượng nước. Cho bột nếp và mật ong vào trộn đều tới khi nào tạo thành một hỗn hợp đặc sệt thì ngừng. Viên thành các viên tròn nhỏ. Mỗi ngày ngậm 2 viên, duy trì ít nhất trong 3-4 ngày.

Chữa ghẻ lở

    • Chuẩn bị: Một nắm lá khôi nhung tươi.
    • Thực hiện: Rửa sạch lá khôi rồi đun lấy nước. Pha loãng nước ở nhiệt độ vừa phải rồi dùng để tắm. Có thể ngâm rửa các vùng da bị ghẻ lở hoặc dùng bã lá độc lực chà xát trực tiếp vào vùng da bị bệnh.

Bài thuốc Đông y điều trị bằng lá khôi

Dưới đây là một số bài thuốc chi tiết có thành phần là lá khôi giúp điều trị một số căn bệnh khác nhau.

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

    • Chuẩn bị: Bồ công anh, nhân trần, khổ sâm (mỗi thứ 12g); chút chít và lá độc lực (mỗi thứ 10g).
    • Thực hiện: Tán thành bột mịn tất cả các nguyên liệu kể trên. Mỗi ngày lấy 30g uống với nước sôi để nguội.

Chữa đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng

    • Chuẩn bị: Bồ công anh (20g); khổ sâm, cam thảo nam (mỗi thứ 16g); lá khôi (20g); hậu phác, hương phụ và uất kim (mỗi thứ 8g).
    • Thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang thuốc để uống.

Chữa đau dạ dày, triệu chứng xuất hiện cả khi đói hay no

    • Chuẩn bị: Thảo quyết minh, mẫu lệ (mỗi loại 20g);lá độc lực (25g); ô tặc cốt (15g).
    • Thực hiện: Đem các vị thuốc kể trên sao vàng hạ thổ sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy uống 3-4 lần, mỗi lần lượng thuốc bằng một muỗng cà phê.
Uống nước lá khôi chữa bệnh đau dạ dày
Uống nước lá khôi chữa bệnh đau dạ dày

Chữa mẩn ngứa và dị ứng

    • Chuẩn bị: Đơn đỏ (25g); ké đầu ngựa, lá mã đề, khôi tía và kim ngân hoa (mỗi vị 12g)/
    • Thực hiện: Sắc lấy nước uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa nổi mề đay do huyết trệ

    • Chuẩn bị: Khôi tía (15g); cỏ nhọ nồi, sài đất, kim ngân hoa (12g mỗi vị); đương quy vĩ, đan bì, xích thược (10g mỗi vị).
    • Thực hiện: Đem sắc thuốc uống, mỗi ngày một thang.

Chữa thấp khớp

    • Chuẩn bị: Rễ gối hạc, ké đầu ngựa (16g mỗi vị); lá khôi tía, lá bạc thau, lá đơn mặt trời (12g mỗi vị); dây kim ngân (10g) và lá thông (8g).
    • Thực hiện: Đem sắc chia làm 3 lần uống trước hai bữa ăn chính là trước khi đi ngủ.

Chữa phát ban do phong nhiệt

    • Chuẩn bị: 20g mỗi vị nhẫn đông đằng, thổ phục linh, thương nhĩ tử và lá khôi tía.
    • Thực hiện: Mỗi ngày dùng một thang thuốc để sắc uống.

Cách trồng và chăm sóc cây khôi

Như vậy có thể thấy lá độc lực có rất nhiều công dụng do vậy loài cây này đã được nhân giống và trồng đại trà tại các vườn dược liệu.

Để trồng và chăm sóc tốt cây khôi, thu được những lá khôi dược liệu đạt tiêu chuẩn, cần chú ý:

    • Chọn trồng cây khôi ở nơi đất giàu độ ẩm, có bóng râm. Làm đất cục bộ theo hố với kích thước các chiều là 20x20x20cm.
    • Lấy giống từ hạt hoặc các hom thân cây.
    • Thu hạt vào mùa hạt chín. Sau khi thu được hạt cần gieo hạt ngay và ươm trong cát ẩm.
    • Sau khi ươm từ 15-20 ngày, hạt nảy mầm thì đánh cây vào trong bầu.
    • Chuẩn bị bầu một nửa là cát một nửa là sét, tốt nhất nên dùng đất từ phân giun.
    • Đặt bầu cây vào khu vực râm mát, tưới nước mỗi ngày.
    • Sau 3 tháng chăm sóc cây con là có thể bán.
    • Nếu lấy hom từ thân cây thì nên chọn hom có đường kính từ 1-1,5cm.
    • Cắt hom thành đoạn từ 20-35cm.
    • Cắt hom đến đâu thì dâm vào cát ẩm luôn.
    • Sau khi hom ra rễ thì đánh vào bầu.
    • Nên trồng cây lá khôi vào mùa xuân hoặc mùa mưa, miễn là khi đất cung cấp đủ độ ẩm.
    • Đào đất, đặt cây ngay ngắn sau đó nén chặt rồi phủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.
    • Chuẩn bị cọc nhỏ, thẳng cho cây leo.
    • Trong quá trình trồng cây, cần thường xuyên kiểm tra, nhổ các loại cây cỏ mọc xâm lấn đồng thời vun xới quanh gốc. Ngoài ra cần điều chỉnh độ tàn che từ 0,6-0,7.

Lá khôi mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Được đánh giá là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, hiện nay lá cây khôi được tìm kiếm ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, người bệnh nếu có nhu cầu thì nên tìm hiểu và lựa chọn các nhà thuốc có uy tín, các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn để mua lá độc lực.

Hiện nay, giá thị trường của lá khôi dao động từ 300.000-450.000 đồng/kg.

Lưu ý khi sử dụng lá khôi

Trong quá trình nghiên cứu công dụng của lá khôi trong điều trị bệnh lý, người ta cũng phát hiện ra rằng nếu sử dụng đúng và đủ liều lượng thì sẽ đạt được hiệu quả tốt còn khi lạm dụng, dùng lá khôi quá liều (hơn 250g/ngày) thì cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, da tái xanh.

Các nghiên cứu trên chuột bạch cũng cho thấy khi dùng quá liều, lá khôi khiến tim đập chậm, làm giảm sự co bóp của tim.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng lá khôi chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:

    • Lựa chọn lá khôi tươi, không sâu bệnh và sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng.
    • Mua lá độc lực tại các nhà thuốc hoặc cơ sở phân phối dược liệu uy tín, tuyệt đối không nên tin tưởng vào các quảng cáo thuốc trôi nổi trên mạng.
    • Các bài thuốc dân gian với lá độc lực có thể giúp ích khi mức độ bệnh lý còn nhẹ, các triệu chứng chưa phát triển nghiêm trọng.
    • Nếu điều trị theo Đông y thì cần lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có giấy phép hành nghề.
    • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn chi tiết của thầy thuốc, không tự ý lạm dụng có thể gây phản tác dụng.
    • Lựa chọn điều trị theo y học cổ truyền thì cần kiên trì, không bỏ dở giữa chừng vì cần thời gian để vị thuốc lá khôi ngấm vào cơ thể và phát huy tác dụng.
    • Có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
    • Bên cạnh việc điều trị, cần duy trì một thói quen ăn uống khoa học và lịch sinh hoạt khoa học.
    • Trong quá trình điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
    • Uống đủ lượng nước mỗi ngày (2-2,5 lít).
    • Kiểm soát cân nặng trong mức cho phép, không để cơ thể mắc bệnh béo phì.

Dù lá khôi sở hữu hàng loạt những lợi ích với sức khỏe con người nhưng đây không phải là thảo dược trị bách bệnh. Người bệnh không nên tìm hiểu rồi tự chẩn đoán bệnh rồi điều trị. Hãy tới các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám y học cổ truyền có uy tín để thăm khám và điều trị.

 

 

Tags: công ty cung cấp lá khôi / lá khôi / lá khôi giá rẻ / lá khôi sll / mua bán lá khôi
[contact-form-7 id="968" title="Đăng ký nhận tin"]