Cây chè vằng là loại cây có thể gặp nhiều nơi ở nước ta và thường được dân gian dùng đun nước uống. Đây được cho là vị thuốc dân gian có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh gan, lợi sữa, bồi bổ sức khỏe,…
Chè vằng là cây gì? – Đặc điểm nhận biết
- Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve.
- Họ: Nhài – Oleaceae.
- Tên gọi khác: Cẩm văn, cẩm vân, chè cước man, dây vắng, lài ba gân, dây vằng, vằng sẻ,…
Cây chè vằng như thế nào?
Chè vằng là loại cây mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn đường kính thân không quá 6mm. Thông thường thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét và phân nhánh nhiều. Phần vỏ thân cây nhẵn, có màu xanh lục.
Lá cây chè vằng mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành và lá càng nhỏ. Lá cây có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá một cách rõ rệt.
Hoa chè vằng mọc ở đầu cành, cánh hoa màu trắng, hoa thường nở vào tháng 3 – 5 hàng năm. Quả hình cầu to cỡ hạt ngô, khi chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.
Cây chè vằng có đặc điểm bên ngoài gần giống với lá ngón do đó rất dễ bị nhầm lẫn. Lá ngón là cây leo có thân và cành mập, thân màu sẫm bóng, hoa màu vàng mọc thành chùm và có quả khi chín màu nâu. Lá ngón có chứa độc tố, khi sử dụng có nguy cơ gây tử vong. Do đó khi lựa chọn dược liệu trị bệnh cận dựa vào đặc điểm lá, hoa và quả để phân biệt.
Cây chè vằng có mấy loại?
Cây chè vằng trong tự nhiên được chia làm 3 loại:
- Chè vằng sẻ: Chè vằng sẻ là loại có phần lá khá nhỏ và chứa nhiều dưỡng chất cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao. Phần lá mỏng, phơi khô sẽ có màu hơi xanh, khi đun nấu nước uống có màu xanh nhẹ, mùi rất thơm.
- Chè vằng trâu: Chè vằng trâu hay còn gọi là chè vằng lá to, đây là loại cây có phần lá to gấp nhiều lần với loại lá sẻ. Tuy nhiên hàm lượng dưỡng chất trong lá này ít hơn, do dàn trải khắp các mặt lá. Phần thân cây thấp hơn nhiều so với cây bình thường. Khi phơi khô lá có màu hơi nâu, đun nước có màu nâu sẫm và không có mùi thơm.
- Chè vằng núi: Chè vằng núi thường mọc ở vách núi đá cao, có đặc điểm giống với các loại chè lá vằng khác. Loại chè này cho dược tính chữa bệnh không cao, mọc trên địa hình hiểm trở nên khó thu hoạch và không được ưa chuộng.
Trong 3 loại cây chè vằng thì loại vằng núi không được sử dụng làm thuốc. Còn vằng sẻ có lá nhỏ và cây vằng trâu thì được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Cây chè vằng mọc ở đâu?
Trên thế giới giống cây này tập trung chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, các tỉnh phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.
Ở Việt Nam cây chè vằng mọc hoang trên khắp cả nước và có nhiều nhất tại những vùng núi thấp, trung du như Hòa Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Ngoài ra hiện nay nhiều nơi tiến hành trồng cây chè vằng tập trung để phục vụ sản xuất dược liệu.
Cách thu hái và sơ chế cây chè vằng
- Bộ phận sử dụng: Dùng phần cành và lá cây để làm thuốc.
- Thu hái và sơ chế: Chè vằng sau khi được thu hái đem rửa thật sạch, cắt thành các khúc nhỏ và đem phơi khô hoặc sấy khô.
- Bảo quản: Sau khi sấy khô cần bảo quản trong túi kín, không bị mối mọt hay ẩm mốc xâm nhập.
Cây chè vằng có tác dụng gì?
- Tính vị, quy kinh: Chè vằng có vị hơi đắng, chát, tính ấm, quy kinh vào tâm và tỳ.
- Tác dụng của cây chè vằng: Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, điều kinh, khu phong, hoạt huyết, tiêu viêm, trừ mủ,…
- Công dụng cây chè vằng: Loại dược liệu này được dùng để chữa trị một số bệnh như kinh nguyệt thất thường, bế kinh hoặc đau bụng kinh, phụ nữ sau sinh bị nhiễm khuẩn sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tuyến vú, áp xe vú, viêm tử cung, khí hư bạch đới,…
Ngoài ra, dược liệu này còn dùng trong bài thuốc chữa một số bệnh ngoài da như mẩn ngứa, rắn cắn, bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp,…
Thành phần hóa học: Có chứa các hợp chất chính là Alcaloid, flavonoid và glycozit với công dụng cụ thể như sau:
- Flavonoid: Hợp chất dùng ngăn chặn quá trình oxi hóa đồng thời có khả năng chống độc, bảo vệ gan.
- Glycozit: Có khả năng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng
- Alcaloid: Tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, tiêu diệt khuẩn và tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Cây chè vằng chữa bệnh gì?
Cây chè vằng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc sau:
Chữa kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều là tình trạng kinh sớm, rong kinh, chậm kinh, kinh thưa, vô kinh. Khi có dấu hiệu này, phụ bạn có thể điều hòa kinh nguyệt bằng cách sử dụng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị 20g chè vằng, 8g ngải cứu và hy thiêm, ích mẫu mỗi loại 16g.
- Đem các dược liệu trên thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với 500ml nước.
- Sắc thuốc bằng lửa nhỏ đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới có tác dụng tốt.
Tác dụng cây chè vằng trong điều trị áp xe vú
Cây chè vằng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn do đó dân gian thường dùng để điều trị các triệu chứng bệnh áp xe vú. Cách dùng như sau:
- Lấy 1 nắm lá chè vằng tươi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước và đem giã nát.
- Trộn thuốc với 1 ít cồn thành hỗn hợp đắp lên ngực trong khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày đắp thuốc 2 – 3 lần sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng.
Điều trị chậm kinh và đau bụng kinh
Khi có dấu hiệu chậm kinh hoặc đau bụng kinh mang đến cảm giác khó chịu có thể dùng bài thuốc sau:
- Dùng 1kg dược liệu chè vằng phơi khô đun với 3 lít nước trong khoảng 4 giờ.
- Sau đó chắt nước thuốc ra rồi cho thêm 2 lít nước vào đun tiếp trong 2 giờ.
- Sau đó trộn nước thuốc 2 lần lại với nhau và tục đun sao cho cô đặc thành cao chè vằng.
- Khi sử dụng lấy 1 – 2 thìa cao hòa cùng nước ấm để uống.
Điều trị các bệnh răng miệng
Cây chè vằng có khả năng kháng khuẩn nên cũng được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh về răng miệng. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần lấy chè vằng tươi, đem rửa sạch rồi nhai để tinh chất có trong dược liệu tiết ra và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, chè vằng có tác dụng giúp tăng cường tuần hóa máu, ổn định huyết áp giúp ngủ ngon hơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Để cải thiện sức khỏe, người già có thể uống nước chè vằng thay cho nước lọc hàng ngày. Cách dùng:
- Lấy 50g chè vằng tươi rửa sạch để loại bỏ bùn đất, ký sinh trùng.
- Sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút để chè tiết hết chất ra trong nước.
- Chắt lấy nước chè vằng uống khi còn ấm.
Ngoài ra, có thể hãm trực tiếp với nước sôi:
- Bỏ chè vào ấm rồi đổ một lượt nước sôi vào tráng chè.
- Sau đó, chắt khoảng 1 lít nước đun sôi vào ủ giữ nhiệt trong khoảng 30 phút rồi sử dụng.
Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
Cây chè vằng lợi sữa do đó đây là dược liệu thường được sử dụng cho phụ nữ sau sinh. Sau khi sử dụng còn có thể giúp tan mỡ bụng, giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó các thành phần còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp các vết thương sau sinh mau lành hơn.
Cách dùng: Lấy chè vằng tươi hoặc khô đêm hãm giống hãm trà để lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng nước thuốc mỗi ngày giúp mang lại hiệu quả rất tốt.
Cây chè vằng giúp dễ ngủ, giúp ăn ngon miệng
Các hoạt chất trong cây chè vằng có khả năng giảm các triệu chứng đầy, chướng bụng. Do đó người bệnh có thể cải thiện chức năng tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra các hợp chất này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt.
Cách dùng: Lấy 20 – 30g chè vằng đem sắc với nước uống hàng ngày. Sử dụng sau 1 tuần các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm.
Cải thiện bệnh lý huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ
Cao huyết áp, tăng mỡ máu và gan nhiễm mỡ là các tình trạng thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Cây chè vằng có khả năng giảm nhiệt, mát gan, hoạt huyết, tiêu viêm nên người bệnh có thể dùng nước sắc chè vằng hàng ngày để điều trị.
Điều trị đau gan, vàng da
Bệnh lý về gan gây đau bụng, vàng da có thể điều trị bằng bài thuốc:
- Dùng chè vằng và ngấy hương mỗi vị 20g.
- Đem các nguyên liệu đun cùng 200ml nước cho đến khi còn 50 ml thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc uống hết trong ngày, kiên trì dùng thuốc sẽ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi chứng bệnh về gan hiệu quả.
Tác dụng giảm cân
Giảm cân bằng cách uống nước chè vằng là mẹo nhỏ được rất nhiều người sử dụng. Cách thực hiện như sau:
- Dùng 50g chè vằng đun với nước dùng để uống hàng ngày. Lưu ý: Cần đun thuốc bằng lửa nhỏ để các tinh chất tiết hết ra nước mới có hiệu quả cao.
- Hoặc lấy 20g dược liệu đem hãm với nước sôi trong khoảng 15 – 20 phút để uống.
Mua cây chè vằng ở đâu tốt?
Dược liệu chè vằng khô trên thị trường có giá dao động từ 80.000 VNĐ – 130.000 VNĐ. Tuy nhiên với tình hình dược liệu tràn lan như hiện nay khi mua bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và giá thành.
Muốn trồng cây, bạn có thể liên hệ các nhà vườn bán giống cây chè vằng để mua.
Ngoài sử dụng dược liệu tươi và khô, người bệnh có thể dùng cao chè vằng để chữa bệnh. Cao chè vằng được chế biến, nấu thật kỹ 3 ngày 3 đêm giúp cô đặc lại các tinh chất. Loại cao này có thể bảo quản trong thời gian lâu, tiện lợi và có hiệu quả trị bệnh tốt.
Lưu ý khi sử dụng cây chè vằng chữa bệnh
Những lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng chè vằng chữa bệnh tại nhà là:
- Trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 2 tuổi, người huyết áp cao, người bị dị ứng với các thành phần hóa học của lá chè thì không nên sử dụng.
- Khi sử dụng các bài thuốc dân gian này cần kiên trì sử dụng mới mang lại hiệu quả. Do đó người bệnh nếu dùng thuốc từ 3 – 5 ngày các triệu chứng bệnh không suy giảm cần thay đổi bài thuốc phù hợp hơn.
- Cần chọn mua dược liệu chè vằng ở địa chỉ uy tín để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc gây biến chứng khi dùng.
- Dược liệu được đánh giá là an toàn, tuy nhiên nếu sử dụng cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng và thăm khám bác sĩ kịp thời.
Cây chè vằng thuộc danh sách các loại dược liệu quý có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, loại cây này dễ bị nhầm lẫn với cây lá ngón có độc, do đó trước khi sử dụng bạn cần chú ý lựa chọn sao cho chính xác.
Fan page: Dược Future