fbpx
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin tức dược liệu
  4. /
  5. Cây ba đậu và tác dụng của cây ba đậu

Cây ba đậu và tác dụng của cây ba đậu

Cây ba đậu và tác dụng của cây ba đậu

Cây ba đậu được ví là một trong năm mươi vị thuốc cơ bản của Đông Y. Cây ba đậu là một cây có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, nhưng cũng là một cây có chứa chất độc, sẽ gây tác hại nếu không biết cách sử dụng. Chính vì vậy khi dùng cây ba đậu để điều trị bệnh vô cùng cẩn thận và cần có sự hiểu biết rõ ràng. Để hiểu hơn về cây ba đậu. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn thêm kiến thức về loại cây này nhé.

Cây ba đậu và tác dụng của cây ba đậu 1

Cây ba đậu

Tìm hiểu về cây ba đậu

  • Cây ba đậu có tên khoa học là Croton tiglium L. Cây thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
  • Trong dân gian cây ba đậu còn được gọi với tên: Mắc vát, cóng khói, bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần đề, cây để, cây đết, phổn…
  • Ba đậu mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, miền Trung Bộ cũng có.

Mô tả hình ảnh cây

  • Cây ba đậu thuộc loại cây thân nhỡ cao khoảng 3-6m
  • Cành nhẵn (không có gai và lông).
  • Lá mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ; lá dài 6-8cm, rộng 4–5 cm, cuống lá nhỏ, dài 1–2 cm.
  • Hoa mọc thành chùm (dài 10–20 cm) ở đầu các cành, hoa đực ở đỉnh, cuống hoa nhỏ dài 1-3mm.
  • Quả nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2 cm, khi chín sẽ tách ra thành 3 mảnh vỏ.
  • Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, vỏ hạt cứng, mờ và có màu nâu xám.
  • Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.

Tác dụng của cây ba đậu

  1. Theo tài liệu y học cổ truyền, cây ba đậu có vị cay, tính nóng vào 2 kinh đại tràng và vị, rễ cây dùng để trị chứng thấp khớp dạng thống phong khá tốt.
  2. Hạt cây ba đậu được giân dan dùng để điều trị ngực bụng trướng đau, táo bón, tắc nghẽn ruột, tả lỵ bằng cách dùng hạt cây ba đậu hoặc dùng ba đậu sương sao vàng để dùng. Dùng ba đậu còn trị tiêu chảy, sán khí (thoái vị bẹn), răng đau (Bản Thảo Cương Mục).
  3. Ngoài ra, còn nhiều tài liệu ghi lại như trị phá trưng hà, kết tụ, lưu ẩm, đờm tích, thủy trướng ở đại trường, sốt rét, ôn ngược, rửa sạch tạng phủ, khai thông bế tắc, trừ quỷ độc, chứng cổ chú, sát trùng, kinh nguyệt bế, làm tiêu nát thai (Dược Phẩm Vậng Yếu).
  4. Trị nọc độc rắn cắn: có thể dùng rễ cây ba đậu ngâm rượu đắp vào vết thương rắn cắn. Hoặc dùng lá cây ba đậu sao khô tán bột và uống với nước theo đơn thầy thuốc
  5. Trị mụn nhọt lở ngứa, mụn cơm, mụn cóc bằng cách dùng lá cây ba đậu

Xem thêm : Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây ba đậu

1.Bài thuốc trị ngực đau, chướng bụng đầy hơi.

Chuẩn bị:

  • Đại hoàng: 40g,
  • Can khương: 40g,
  • Ba đậu: 40g, (bỏ vỏ, lõi, sao).

Cách làm:

  • Tất cả đem tán bột,
  • Trộn cùng mật làm hoàn.
  • Ngày uống 8-12g.

2. Trị sốt rét, bụng sưng to:

Chuẩn bị:

  • Ba đậu: 8g ( đã bỏ vỏ và nhân)
  • Tạo giáp: 24g ( đã bỏ vỏ và hột sạch)

Cách làm:

  • Tất cả rửa sạch, sao khô và tán bột
  • Hoàn viên to bằng hột đỗ xanh.
  • Mỗi lần uống 1 viên với nước lạnh

3. Trị nọc độc rắn cắn:

Chuẩn bị:

  • Rễ ba đậu:30g
  • 1 lít rượu
  • Bình thủy tinh có nắp đậy

Cách làm:

  • Đem rửa sạch, sao khô chỗ rễ ba đậu đã chuẩn bị trên
  • Và đem ngâm với 1 lít rượu trắng ngon
  • Lấy nước đắp vào chỗ rắn cắn

Hoặc:

  • Lá ba đậu rửa sạch, phơi khô và đem tán bột
  • Uống với nước mát ngày 1 lần
  • Mỗi lần uống 0,5g

4. Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích:

Chuẩn bị:

  • Ba đậu sương
  • Can khương
  • Đại hoàng lượng bằng nhau

Cách làm:

  • Đem rửa sạch sao khô chỗ nguyên liệu trên
  • Tán bột và dùng mật ong hoàn viên
  • Mỗi lần uống 0,6-1g với nước nguội

Chú ý:

Cách bào chế ba đậu sương

Ba đậu ỏ vỏ, giã cho nhỏ, gói bằng giấy bản rồi ép, sau thay giấy bản, lại ép, đến khi nào dầu không thấm ra nữa thì thôi. Sao qua cho vàng (ba đậu sương)

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích, cây thuốc quý

Lưu ý khi dùng ba đậu điều trị bệnh

  • Bào chế ba đậu phải bảo vệ mắt và tay vì dầu nó rất nóng gây rộp da.
  • Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng.
  • Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.
  • Nếu ăn nhầm hạt ba đậu hoặc uống nhầm dầu ba đậu với liều nhỏ sẽ bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Với liều cao, nó sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn có thể tiêu ra máu, toát mồ hôi, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, có thể tử vong.

Bài viết liên quan