fbpx
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Sức khỏe
  4. /
  5. Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường

Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường

Để trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), không chỉ đơn thuần dùng thuốc mà còn phải kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày. Như vậy, chế độ ăn uống là một phần không thể thiếu trong “đơn thuốc” đối với người bệnh này.

Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường 1

Những điều cần biết về chế độ ăn

Chế độ ăn uống trong Đái tháo đường (ĐTĐ) là một biện pháp điều trị. Trước đây, người bệnh ĐTĐ phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Nhưng ngày nay quan niệm về chế độ ăn cho bệnh nhân này đã thay đổi.

Để có chế độ ăn thích hợp cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc (đặc biệt là chuyên khoa dinh dưỡng) và bệnh nhân. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:

  • Đủ calo cho hoạt động sống bình thường
  • Tỉ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường cân đối; đủ vi chất
  • Chia bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý
  • Phối hợp với thuốc điều trị và luyện tập…

Chế độ ăn cần phải đạt được mục tiêu không để tạo ra sự dư thừa năng lượng. Thừa năng lượng là nguyên nhân gây bệnh béo phì, cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như rối loạn lipid máu… làm bệnh ĐTĐ nặng thêm nhiều lần.

Như vậy, không thể có một chế độ ăn chung cho tất cả mọi người mắc bệnh ĐTĐ. Một chế độ ăn phù hợp riêng cho mỗi người phải dựa vào sở thích cá nhân, đặc điểm hấp thu của cá nhân đó, thậm chí phải dựa trên cơ sở phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Để có một chế độ như vậy, không chỉ cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, mà còn cần phải có thời gian nhất định.

Vậy ăn như thế nào là đủ?

Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường 2

Chế độ ăn đủ đó là đủ nhu cầu calo cho hoạt động bình thường của người bệnh. Trong những trường hợp đặc biệt như lao động nặng nhọc, luyện tập thể thao… cần bổ sung thêm một lượng calo cho thích hợp, đồng thời phải đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất vi lượng.

  • Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường ở nữ là từ 30 – 35 calo/kg/ngày, ở nam là từ 35 – 40 calo/kg/ngày.
  • Điều này có nghĩa là một bệnh nhân nữ nặng 50kg, cần tổng lượng calo là 1.500 – 1.750 calo/24 giờ.
  • Tổng lượng calo này lại được chia ra với các tỉ lệ khác nhau về đường, mỡ, đạm cho phù hợp.

==> Người bệnh không được tự ý đặt chế độ ăn kiêng chống béo cho mình mà phải do bác sĩ chỉ định hoặc đồng ý. Chế độ ăn, số lượng bữa ăn phụ thuộc vào liều lượng và số lần tiêm insulin.

Lời khuyên về chế độ ăn cho người đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường cần giữ lịch các bữa ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa (trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa, các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc.

  • Loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ, trong bữa ăn cần bổ sung nhiều thức ăn ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột….
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian. Khi đã đạt mức yêu cầu nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ được tăng lên.

Phải tuân thủ nguyên tắc chế độ ăn là: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; ăn đủ để có trọng lượng cơ thể vừa phải; hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; có một lượng chất xơ vừa phải; hạn chế ăn mặn và tránh các đồ uống có rượu.

Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường 3

Nghiên cứu về Dây thìa canh trong điều trị bệnh tiểu đường

Tác dụng điều hòa đường huyết và làm giảm đường huyết

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, làm tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

Cụ thể:

– Nghiên cứu trên 22 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Cục Hóa Sinh, Viện Y tế Khoa học cơ bản Madras, Ấn Độ cho sử dụng 400mg hoạt chất Dây thìa canh/ngày, kết hợp thuốc tiểu đường nhóm sulfonylurea trong 8 – 20 tháng. Kết quả: Bệnh nhân có sử dụng hoạt chất từ dây thìa canh, đường huyết lúc đói giảm trung bình 3mmol/l, các tế bào beta được phục hồi và 100% bệnh nhân có thể giảm thuốc uống trị tiểu đường, 24% có thể ngừng sulfonylurea, chất béo trong máu cũng giảm đáng kể.

– Theo báo cáo của Viện dược liệu (2013), dịch chiết nước lá cây Dây thìa canh với mức liều 20 mg/ngày trong 20-60 ngày làm cân bằng mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường do làm phục hồi tế bào tụy đảo, làm tăng gấp đôi số lượng tế bào β-Langerhans.

Tăng sản xuất Insulin

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, làm tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

– Trong nghiên cứu “A Novel Gymnema sylvestre Extract Stimulates Insulin Secretion from Human Islets In Vivo and In Vitro” của A. Al-Romaiyan đã thấy rằng sử dụng chiết xuất Dây thìa canh đường uống trong 60 ngày có tác dụng gia tăng đáng kể insulin và C-peptide lưu hành, điều này có liên quan đến việc giảm đáng kể đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn.

– Nghiên cứu “Đánh giá tác động chiết xuất cồn của Dây thìa canh đối với sự tiết insulin từ các đảo Langerhans và một số dòng tế bào beta tuyến tụy trên chuột” của tác giả Persaud SJ et al vào năm 1999 đã khẳng định rằng: Dây thìa canh kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta HIT-T15, MIN6 và RINm5F và từ các đảo. Những kết quả của nghiên cứu xác nhận tác dụng kích thích của Dây thìa canh đối với sự giải phóng insulin.

Ức chế hấp thu glucose ở ruột

Phân tử gymnemic acid trong Dây thìa canh có cấu trúc tương tự như phân tử glucose, do đó ngăn chặn sự kích hoạt các thụ thể bằng các phân tử đường có trong thực phẩm.

– Nghiên cứu “Gymnema sylvestre: A Memoir” của tác giả Parijat Kanetkar vào năm 2007 cho thấy: Phân tử gymnemic acid (hoạt chất được phân lập từ Dây thìa canh) có cấu trúc tương tự như phân tử glucose. Những phân tử này cạnh tranh vị trí gắn với các receptor của glucose do đó ngăn chặn sự kích hoạt các thụ thể bằng các phân tử đường có trong thực phẩm. Tương tự, các phân tử Gymnemic acid gắn vào các vị trí thụ thể tại các lớp màng ngoài hấp thụ của ruột do đó ngăn chặn sự hấp thụ các phân tử đường qua đường ruột, dẫn đến lượng đường trong máu giảm.

 

Bài viết liên quan