[flexy_breadcrumb]

Công dụng và cách dùng của đan sâm

Công dụng và cách dùng của đan sâm

Theo đông y, có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm tốt cho sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Trong đó không thể không kể đến 1 loại thảo dược có tên gọi đan sâm. Vậy vị thảo được này quý hiếm và có tác dụng chữa bệnh và cách dùng đan sâm ra sao để đạt được tác dụng tốt nhất? Các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Công dụng và cách dùng của đan sâm 1

Đan sâm một dược liệu tốt cho tim mạch

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Đặc điểm của cây:
  • 2. Công dụng của đan sâm:
    • 2.1. Đan sâm có tác dụng giãn tĩnh mạch, hoạt huyết, cải thiện lưu lượng tuần hoàn:
    • 2.2. Đan sâm ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm:
    • 2.3. Đan sâm giúp tiêu huyết khối (cục máu đông):
    • 2.4. Đan sâm- thảo dược tiềm năng chống rối loạn nhịp tim:
  • 3. Cách dùng của đan sâm:
    • 3.1. Có thể ngâm rượu uống:
    • 3.2. Hãm nước uống như uống chè:
    • 3.3. Sắc lấy nước kết hợp với các vị thảo dược khác:

Đan Sâm hay còn được gọi là : Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ, Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.

Đặc điểm của cây:

Cây đan sâm là một loại cây thuốc quý, dạng cây cỏ, sống lâu năm, cây cao khoảng 30-80cm, thân màu đỏ nâu, đường kính 0.5- 1.5cm.

  • Thân vuông, trên có các gân dọc.
  • Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông.
  • Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba, 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài.
  • Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm- là một vị thuốc quý.

Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.

Xem đầy đủ: Hình ảnh nhận biết cây đan sâm

Công dụng của đan sâm:

Đan sâm có tác dụng giãn tĩnh mạch, hoạt huyết, cải thiện lưu lượng tuần hoàn:

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đan sâm là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hoạt chất Tanshinone IIA có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch và mao mạch, do đó giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn và giảm tình trạng ứ huyết.

==> Nhờ tác dụng này, Đan sâm giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực do bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim.

Đan sâm ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm:

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng Tanshinone IIA ngăn ngừa xơ vữa cũng như tổn thương tim và cơ tim phì đại.  Khi tiêm dẫn chất tanshinon II natri sulfonat, trong đó tanshinon II là một hoạt chất của đan sâm, vào động mạch vành sẽ làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể, Giảm mức độ nhồi máu cơ tim.

  • Trong xơ vữa động mạch, Tanshinone IIA ức chế quá trình oxy hóa LDL, monocyte bám dính vào nội mô, sự di trú và phát triển tế bào cơ trơn, sự tích tụ cholesterol đại thực bào, biểu hiện cytokine tiền viêm và kết tập tiểu cầu, do đó giúp ngăn ngừa và ổn định các mảng xơ vữa động mạch.

Đan sâm ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm: 1

Đan sâm kết hợp với các vị thảo dược chữa rất nhiều bệnh

Đan sâm giúp tiêu huyết khối (cục máu đông):

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đan sâm là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, đau nhói ở ngực và bụng, viêm đau khớp cấp, nhiễm khuẩn da, bồn chồn, mất ngủ, chứng to gan lách, đau thắt ngực. Ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu nhờ dẫn chất tanshinon II natri sulfonat. Ức chế sự kết hợp tiểu cầu, chống huyết khối nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon của đan sâm.

Đan sâm- thảo dược tiềm năng chống rối loạn nhịp tim:

Đan sâm có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các kênh ion, cải thiện tình trạng quá tải ion canxi nội bào, nhờ đó giúp ổn định điện thế của màng tế bào, làm giảm hoặc ngăn chặn các rối loạn nhịp tim. Với tác dụng đa chiều trên toàn hệ thống tim mạch, hiện nay Đan sâm đã được ứng dụng và bào chế dưới rất nhiều loại chế phẩm khác nhau để bảo vệ trái tim – cơ quan đích mà các bệnh tim mạch nhắm tới, giúp làm chậm tiến triển của bệnh tim và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bảo vệ cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy.

  • Ngoài ra đan sâm còn được dùng chữa âm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó chịu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, phong thấp các khớp sưng đau, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, chấn thương sai khớp, mụn độc, ghẻ lở. Còn dùng chữa vàng da, chảy máu tử cung, kinh nguyệt nhiều ít đều có tác dụng, vừa có tác dụng an thai, vừa cho ra thai chết, chữa mẩn ngứa.

Xem thêm: thành phần và đặc tính đan sâm

Cách dùng của đan sâm:

Có thể ngâm rượu uống:

Đan sâm ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe, ta có thể dùng đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.

1.Tửu đan sâm (Chế rượu):

  • Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội.
  • Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.

2.Phòng trị bệnh mạch vành:

  • Đan sâm 30g rửa sạch,
  • Ngâm trong 500g rượu trắng,
  • Ngâm khoảng 7 ngày có thể sử dụng,
  • Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 10ml trước bữa ăn.

3.Điều kinh hoặc sau sanh sản dịch không ra hết:

  • Đan sâm 20 – 40g, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g,
  • Cchia 2 lần uống trong ngày có tác dụng.
  • Uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống càng tốt.

Hãm nước uống như uống chè:

Phòng trị bệnh giúp giảm mỡ máu:

  • Dùng đan sâm nguyên chất 8-12g,
  • Tán thô,
  • Hãm nóng như hãm trà uống trong ngày

Chữa viêm gan mãn tính:

  • Đan sâm 10g,
  • Nhân trần 15g sắc lấy nước uống,
  • Thêm đường đỏ 15g chia 2-3 lần uống trong ngày.

Sắc lấy nước kết hợp với các vị thảo dược khác:

Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ:

Đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g; dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim:

Đan sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20g, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16g; đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12g; táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Khi có loạn nhịp: đan sâm 16g, sinh địa, kim ngân, mỗi vị 20g; đảng sâm 16g, chích cam thảo, a giao, mạch môn, hạt vừng, đại táo, liên kiều, mỗi vị 12g; quế chi 6g, gừng sống 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn:

Đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa suy tim:

Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài viết liên quan