[flexy_breadcrumb]

Mẹo dân gian chữa bệnh từ cây Sài đất

Sài đất là loài cây mọc hoang dại ở nhiều tình miền Bắc của nước ta. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng điều trị cảm cúm rất hiệu quả và an toàn. Ở một số vùng khác, sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá, dùng để tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét.

Mẹo dân gian chữa bệnh từ cây Sài đất 1

1. Mô tả cây

Sài đất (Wedelia calendulacea (L.) Less) còn có tên húng trám vì khi vò cây có mùi trám và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp.

  • Sài đất là một loai cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,50m.
  • Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ.
  • Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, dài 15-50mm, rộng 8-25mm, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1-3 răng cưa nông, hai bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá.
  • Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lìa màu vàng tươi (khác với hoa cây lỗ địa cúc thường dùng nhầm với cây Sài đất.
  • Quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng.

2. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng: trong dịch ép của cây sài đất có chứa:

  • Dầu hoà tan 11,2%
  • Hợp chất béo 29,7%
  • Phytosterol 3,75%
  • Caroten 1,14%
  • Chlorophylle 3,75%
  • Nhựa 44,95%

Ngoài ra trong sài đất còn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá sài đất còn có chất wedelolactone – Đây vừa là một flavonoid vừa là một cumarin có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, lở loét…

3. Công dụng và liều dùng

Nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang và nhiều nơi khác vẫn dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá, Một số nơi khác dùng sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét.

Từ cuối năm 1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt V.V…. Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi dã dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt.

4. Cây nhầm lẫn với cây Sài đất

Sài đất và Lỗ địa cúc (Wedelia prostrata (Hook. et Arn.) Hemsl.) đều cùng thuộc chi Wedelia do vậy chúng có hình thái khá giống nhau.

Đều là cây thảo, mọc bò, sống dai. Thân cành mảnh có nhiều lông xù sì. Lá mọc đối, hình mũi mác, cuống ngắn hoặc gần như không cuống, dài 1 – 1,5cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép có 1- 3 răng to ở mỗi bên, hai mặt đều có lông nháp, gân không rõ.

  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành đầu gần hình cầu. Tuy nhiên ở cây Lỗ địa cúc có lá bắc xếp thành hai hàng, trong khi cây Sài đất chỉ có 1 lớp lá bắc.
Mẹo dân gian chữa bệnh từ cây Sài đất 2 Mẹo dân gian chữa bệnh từ cây Sài đất 3
Sài đất Lỗ địa cúc

 

5. Bài thuốc về cây Sài đất

Theo kinh nghiệm dân gian, nên dùng cả cây Sài đất, chỉ bỏ rễ. Dân gian thường dùng cây sài đất tươi để làm thuốc thì hiệu quả sẽ cao hơn. Bạn cũng có thể phơi khô để sử dụng dần. Đặc biệt cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ.

Thanh nhiệt, giải độc

Với tính chất thanh nhiệt, giải độc và tính mát của mình, sài đất thực sự có công dụng trị cảm cúm rất hiệu quả. Bài thuốc chống cảm cúm từ sài đất:

  • Sài đất 12g, kim ngân hoa 20g, mạn kinh tử 10g, tía tô 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g.
  • Sắc cùng với 3 lát gừng tươi uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Trị rôm xảy, mụn nhọt

Để phòng tránh cho trẻ khỏi rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè nóng bức, các bà mẹ thường cho trẻ mặc quần áo có chất sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, rộng rãi tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.

  • Cho trẻ sinh hoạt ở nơi thoáng đãng.
  • Cùng như thường xuyên tắm cho trẻ, khi có mồ hôi cần dùng khăn sạch lau khô ngay.
  • Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn mát như hoa quả, bột sắn dây, rau xanh, uống đủ nước…
  • Không để trẻ chơi ở ngoài nắng…

Nhưng ngoài việc cho ăn những thức ăn mát, vệ sinh thân thể sạch sẽ…, các bà mẹ có thể đun lá sài đất tắm cho em bé. Trong lá sài đất có tác dụng kháng khuẩn, diệt các vi khuẩn cộng sinh trên da nên nó phòng rôm xảy hiệu quả. Bài thuốc trị rôm trẻ em:

  • Sài đất 50g, nấu lấy nước rồi tắm cho trẻ.
  • Tắm nước lên vùng bị rôm, lấy bã sài đất xát nhẹ vào vùng có rôm sảy của trẻ.
  • Ngày tắm 1 lần, kéo dài liên tục khoảng 1 tuần.

Trị viêm nhiễm ngoài da

Cây sài đất trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Bài thuốc trị chỗ viêm nhiễm phần mềm:

  • Sử dụng lá sài đất lấy khoảng chừng 20-30g, rửa sạch, giã nát.
  • Sau đó đắp lên vùng cơ, da, phần mềm bị viêm tấy lan tỏa hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, viêm ở khớp xương, ở răng, ở vú, sưng bắp chuối, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt…
  • Chú ý là bạn không dùng trong trường hợp viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa.

Trị mẩn ngứa ngoài da, dị ứng các loại

Bài thuốc cắt cơn ngứa:

  • Sử dụng sài đất 30g, kim ngân hoa 30g, kinh giới 15g, rau má 15g, lá khế 10g.
  • Tất cả các thành phần rửa sạch cho vào nồi với nước, đun sôi, để nguội dần.
  • Sau đó, khi còn âm ấm thì lấy khăn thấm nước lau người khi mẩn ngứa, viêm da dị ứng, eczema ngoài da, ngứa da theo mùa, ngứa da vào đợt khô hanh.

Mẹo dân gian chữa bệnh từ cây Sài đất 4

Hạ sốt

Bài thuốc trị sốt cao:

  • Lấy 50g sài đất tươi giã nát, pha cùng với nước rồi lọc bỏ bã uống.
  • Ngày uống 2 lần.
  • Còn phần bã sài đất, bạn có thể chườm trán, đắp lòng bàn tay chân, nách, 2 bên bẹn để hạ sốt.

Bài viết liên quan