[flexy_breadcrumb]

Nữ lang thảo dược điều trị chứng rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ là liều sức khỏe tinh thần, liều thuốc vô giá. Bởi giấc ngủ mang lại cho chúng ta sự thư giãn, thoải mái sau 1 ngày làm việc vất vả. Nếu ngủ không đủ giấc khiến bạn luôn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, chẳng có động lực để làm gì cả. Đây là tiền đề dẫn đến căn bệnh trầm cảm.

Nữ lang - Thảo dược hàng đầu trong điều trị chứng rối loạn giấc ngủ 1

 

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
  • 3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ
    • 4.1. Những nghiên cứu lâm sàng nào đã được thực hiện về cây nữ lang và rối loạn giấc ngủ?
    • 4.2. Nữ lang tác động đến giấc ngủ
    • 4.3. Nữ lang sử dụng như nào?
    • 4.4. Ai không nên dùng cây nữ lang

 

1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Hầu hết chúng ta đã từng bị khó ngủ. Tình trạng này có thể do căng thẳng, du lịch, bệnh lý hoặc những gián đoạn tạm thời khác gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm, thức dậy với cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, bạn có thể đang gặp phải rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chỉ các tình trạng bất thường làm thay đổi giấc ngủ của bạn. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Các rối loạn giấc ngủ thường được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và nhiều tiêu chí khác. Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm:

  • Mất ngủ: Là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
  • Ngưng thở khi ngủ: Là sự thay đổi nhịp thở bất thường trong khi ngủ. Người bệnh có thể ngừng thở hoặc thở thoi thóp trong 10-30 giây và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ.
  • Hội chứng chân không yên (RLS): Còn gọi là bệnh Willis-Ekbom, là một loại rối loạn chuyển động khi ngủ. Hội chứng này gây ra cảm giác khó chịu, bồn chồn và thôi thúc người bệnh phải đứng lên di chuyển khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ.
  • Chứng ngủ rũ: Đây là tình trạng khiến người bệnh buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không hay biết.
  • Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias): Đây là một loại rối loạn giấc ngủ gây ra các cử động và hành vi bất thường trong khi ngủ, bao gồm mộng du, nói mớ, ác mộng, đái dầm, nghiến răng khi ngủ và nhiều tình trạng khác.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ

Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, thông thường các rối loạn liên quan đến giấc ngủ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Mệt mỏi vào ban ngày
  • Cảm giác thôi thúc phải có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày
  • Thường xuyên tỉnh giấc ban đêm
  • Có những thay đổi không chủ ý trong lịch trình ngủ – thức
  • Cáu kỉnh hoặc lo lắng
  • Giảm năng suất làm việc
  • Thiếu tập trung
  • Trầm cảm

Những triệu chứng vừa kể trên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh.

4. Nữ lang – Thảo dược hàng đầu trong điều trị chứng rối loạn giấc ngủ

Nữ lang (Valerian) là một thành phần thảo dược phổ biến trong các sản phẩm thuốc an thần nhẹ và hỗ trợ giấc ngủ cho căng thẳng thần kinh, mất ngủ ở Hoa Kỳ. Từ các nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định tính hiệu quả của Nữ lang trong điều trị rối loạn giấc ngủ. Các thành phần của cây Nữ lang đã được chứng minh an toàn trên các đối tượng khi sử dụng lâu dài.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ 1

Nữ lang – thảo dược trị mất ngủ

Xem thêm: Nữ lang là cây gì?

Nữ lang (Valeriana officinalis), một thành viên của họ Valerianaceae, là một loài thực vật lâu năm có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á và nhập tịch ở Bắc Mỹ. Cây Nữ lang đã được sử dụng từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Công dụng chữa bệnh của nó đã được Hippocrates mô tả, và vào thế kỷ thứ 2, Galen đã kê đơn nữ lang để chữa chứng mất ngủ.

  • Vào thế kỷ 16, nó được dùng để điều trị chứng hồi hộp, run rẩy, nhức đầu và tim đập nhanh.
  • Vào giữa thế kỷ 19, valerian được coi là một chất kích thích gây ra một số phàn nàn tương tự mà nó được cho là có thể điều trị và thường được coi là một loại dược thảo.
  • Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó được sử dụng ở Anh để giảm bớt căng thẳng của các cuộc không kích.

Ngoài rối loạn giấc ngủ, cây Nữ lang còn được sử dụng cho chứng co thắt đường tiêu hóa và đau buồn, co giật động kinh và rối loạn tăng động giảm chú ý.

4.1. Những nghiên cứu lâm sàng nào đã được thực hiện về cây nữ lang và rối loạn giấc ngủ?

Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 128 tình nguyện viên, được sử dụng 400 mg dung dịch nước chiết xuất của valerian. Kết quả cho thấy, ở nhóm nghiên cứu khi sử dụng chiết xuất valerian, thời gian đi vào giấc ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn và số lần thức giấc vào ban đêm ít hơn bình thường.

Trong nghiên cứu thứ khác ở 8 tình nguyện viên mắc chứng mất ngủ nhẹ (thường gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ). Sau khi sử dụng  450 mg chiết xuất valerian, trong 3 tuần với tổng số 12 đêm đánh giá. Kết quả cho thấy nhóm  đối tượng đã triệu chứng mất ngủ, cụ thể là giảm độ trễ giấc ngủ trung bình từ khoảng 16 đến phút 9, kết quả này tương tự như khi sử dụng thuốc benzodiazepine (một loại thuốc an thần phổ biến hiện nay).

4.2. Nữ lang tác động đến giấc ngủ

Thành phần chính của Nữ lang là axit valerenic và các dẫn xuất của nó đã được chứng minh đặc tính an thần trong các nghiên cứu trên động vật.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức GABA thấp liên quan đến căng thẳng cấp tính và mãn tính có liên
quan đến lo lắng và giấc ngủ kém chất lượng. Axit valerenic làm tăng mức GABA, một chất dẫn truyền thần kinh làm giảm hoạt động của tế bào não. Nó cũng có tác dụng chống viêm (bằng cách giảm hoạt động của NF-KappaB).

4.2. Nữ lang tác động đến giấc ngủ 1

Nữ lang giúp điều trị rối loạn giấc ngủ

4.3. Nữ lang sử dụng như nào?

Cây nữ lang được nhân dân địa phương dùng làm thuốc an thần, giảm lo âu phiền muội, chữa mất ngủ, động kinh, đau dạ dày.

  • Khi dùng lấy 10g dược liệu hãm với 100ml nước sôi, để nguội, uống trong ngày.
  • Hoặc nghiền bột dược liệu thành bột uống mỗi này 1-4g.
  • Có thể thái nhỏ chiêu ngâm cồn 60 độ với tỷ lệ 1:5, ngày dùng 2-10g pha loãng.
  • Còn dùng dạng cao mềm, mỗi ngày 1-4g.

4.4. Ai không nên dùng cây nữ lang

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng Nữ lang mà không có tư vấn y tế vì những rủi ro có thể có đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng

Bài viết liên quan